Có tin cho hay các giới chức chính phủ và ký giả của một tờ báo ở miền nam Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ để chấm dứt vụ giằng co kéo dài cả tuần về hoạt động kiểm duyệt của chính phủ.
Tuy có nhiều chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được rõ ràng, các bản tin nói rằng những biên tập viên đình công đã đồng ý quay lại làm việc và sẽ phát hành ấn bản kế tiếp của tờ Nam Phương Tuần báo vào thứ năm này như thường lệ.
Những nguồn tin thân cận với cuộc điều đình nói rằng những nhà báo đình công sẽ không bị trừng phạt và chính phủ đồng ý nới lỏng các biện pháp kiểm soát báo chí mà nhiều ký giả cho là quá đáng.
Ông Doug Young, giáo sư khoa báo chí của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cho đài VOA biết rằng những nhượng bộ đó có lẽ là kết quả tốt nhất mà các ký giả có thể có được.
Vụ tranh chấp bắt đầu hồi tuần trước, khi nhân viên kiểm duyệt ngăn chận một bài xã luận hô hào cho cải cách chính trị và thay vào đó bằng một bài viết ca tụng đảng Cộng Sản.
Vụ này đã nhanh chóng biến thành một cuộc phản kháng trên cả nước thông qua mạng internet, với việc nhiều nhân vật nổi tiếng bày tỏ sự ủng hộ cho tờ báo.
Hôm qua, một nhóm nhỏ những người biểu tình đã tụ họp sang tới ngày thứ ba liên tiếp bên ngoài trụ sở của tờ Nam Phương ở Quảng Châu để phản đối nạn kiểm duyệt.
Ông Tiêu Thanh Sơn, một trong những người biểu tình, nói rằng ông muốn có tự do ngôn luận để nói lên tiếng nói thật sự của mình.
Ông nói thêm rằng nếu báo chí lúc nào cũng bị kiểm duyệt thì giới truyền thông sẽ trở thành một công cụ để chính quyền lừa dối dân chúng.
Hôm thứ ba, những vụ xô xát lẻ tẻ đã bùng ra giữa những người biểu tình đòi tự do ngôn luận với những người ủng hộ đảng Cộng Sản.
Những người biểu tình đòi ông Thỏa Chấn, giới chức đứng đầu công tác tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông, phải từ chức.
Họ nói rằng ông này là người đã thay bài xã luận và giám sát việc thực hiện những biện pháp kiểm duyệt nghiêm nhặt khác.
Các chi tiết của thỏa thuận ngày hôm nay vẫn chưa được rõ, một phần có lẽ vì nhân viên tờ Nam Phương được lệnh không thảo luận về vụ việc này với truyền thông nước ngoài.
Nhân viên của báo này tại văn phòng ở Bắc Kinh và Quảng Châu nói với đài VOA rằng họ không thể nói gì về tình hình hiện nay của tờ báo.
Trong khi đó, có một số dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Bắc Kinh không có ý định nhượng bộ nhiều đối với các ký giả phản kháng.
Một chỉ thị của Bộ Tuyên truyền Trung ương bị rò rỉ trên mạng nói rằng vụ tranh chấp này do “các thế lực thù địch ở nước ngoài” khích động và sự kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động truyền thông là “một nguyên tắc cơ bản không thể lay chuyển.”
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1579665&w=500&h=380&skin=embeded
Tuy có nhiều chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được rõ ràng, các bản tin nói rằng những biên tập viên đình công đã đồng ý quay lại làm việc và sẽ phát hành ấn bản kế tiếp của tờ Nam Phương Tuần báo vào thứ năm này như thường lệ.
Những nguồn tin thân cận với cuộc điều đình nói rằng những nhà báo đình công sẽ không bị trừng phạt và chính phủ đồng ý nới lỏng các biện pháp kiểm soát báo chí mà nhiều ký giả cho là quá đáng.
Ông Doug Young, giáo sư khoa báo chí của Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cho đài VOA biết rằng những nhượng bộ đó có lẽ là kết quả tốt nhất mà các ký giả có thể có được.
Vụ tranh chấp bắt đầu hồi tuần trước, khi nhân viên kiểm duyệt ngăn chận một bài xã luận hô hào cho cải cách chính trị và thay vào đó bằng một bài viết ca tụng đảng Cộng Sản.
Vụ này đã nhanh chóng biến thành một cuộc phản kháng trên cả nước thông qua mạng internet, với việc nhiều nhân vật nổi tiếng bày tỏ sự ủng hộ cho tờ báo.
Hôm qua, một nhóm nhỏ những người biểu tình đã tụ họp sang tới ngày thứ ba liên tiếp bên ngoài trụ sở của tờ Nam Phương ở Quảng Châu để phản đối nạn kiểm duyệt.
Ông Tiêu Thanh Sơn, một trong những người biểu tình, nói rằng ông muốn có tự do ngôn luận để nói lên tiếng nói thật sự của mình.
Ông nói thêm rằng nếu báo chí lúc nào cũng bị kiểm duyệt thì giới truyền thông sẽ trở thành một công cụ để chính quyền lừa dối dân chúng.
Hôm thứ ba, những vụ xô xát lẻ tẻ đã bùng ra giữa những người biểu tình đòi tự do ngôn luận với những người ủng hộ đảng Cộng Sản.
Những người biểu tình đòi ông Thỏa Chấn, giới chức đứng đầu công tác tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông, phải từ chức.
Họ nói rằng ông này là người đã thay bài xã luận và giám sát việc thực hiện những biện pháp kiểm duyệt nghiêm nhặt khác.
Các chi tiết của thỏa thuận ngày hôm nay vẫn chưa được rõ, một phần có lẽ vì nhân viên tờ Nam Phương được lệnh không thảo luận về vụ việc này với truyền thông nước ngoài.
Nhân viên của báo này tại văn phòng ở Bắc Kinh và Quảng Châu nói với đài VOA rằng họ không thể nói gì về tình hình hiện nay của tờ báo.
Trong khi đó, có một số dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Bắc Kinh không có ý định nhượng bộ nhiều đối với các ký giả phản kháng.
Một chỉ thị của Bộ Tuyên truyền Trung ương bị rò rỉ trên mạng nói rằng vụ tranh chấp này do “các thế lực thù địch ở nước ngoài” khích động và sự kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động truyền thông là “một nguyên tắc cơ bản không thể lay chuyển.”
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1579665&w=500&h=380&skin=embeded