Các ký giả và biên tập viên của một tờ báo có nhiều ảnh hưởng ở miền nam Trung Quốc đã đình công để phản đối nạn kiểm duyệt của chính phủ. Vụ tranh chấp dính líu tới một giới chức tuyên truyền từng buộc tờ Nam Phương Tuần Báo phải thay đổi một bài “tâm thư” hàng năm nhân dịp năm mới đã lan rộng để trở thành một cuộc tranh luận trên cả nước về sự giám sát của chính phủ đối với các cơ quan truyền thông. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên VOA William Ide gởi về từ Bắc Kinh.
Tờ Nam Phương Tuần Báo có nhiều ảnh hưởng lâu nay vẫn được nhiều người tán thưởng về tính chất thẳng thắn và những nỗ lực có tinh thần độc lập trong việc tường thuật các tin tức trong một nước mà thông tin là một sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ.
Các nhân viên báo này nói rằng khi quay lại làm việc sau ngày nghỉ Tết Dương lịch hôm thứ 5 tuần trước họ phát giác bài viết nói về vấn đề nhạy cảm là cải cách hiến chính đã bị sửa đổi rất nhiều. Điều đó gây ra một vụ phản kháng dữ dội.
Vụ phản kháng thoạt đầu diễn ra trên internet – trên các trang blog và các trang mạng xã hội giống như twitter ở Mỹ. Các nhân viên của tờ Nam Phương tố cáo ông Thỏa Chấn, người đứng đầu công tác tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông, đã thực hiện những sự thay đổi đó. Và hôm thứ hai, họ tiếp tục phản kháng bằng cách biểu tình bên ngoài tòa soạn.
Hình ảnh cuộc biểu tình, được phổ biến trên mạng trong một thời gian ngắn trước khi bị xóa, cho thấy nhiều nhà báo trương biểu ngữ và hô khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận, dân chủ và cải cách chính trị.
Ông Lý Đại Đồng, một biên tập viên nổi tiếng đã bị cơ quan báo chí nhà nước sa thải vì các quan điểm cá nhân, cho biết sự can thiệp của Bộ tuyên truyền là một chiến thuật mới của các nhân viên kiểm duyệt của nhà nước.
Ông Lý cho biết: "Bộ tuyên truyền đã thay đổi cách thức kiểm duyệt. Trước đây là kiểm duyệt sau khi đăng. Bây giờ họ tiến tới chỗ kiểm duyệt trước khi đăng. Ông Thỏa Chấn có đích thân sửa bài hay không không phải là một việc quan trọng. Điều quan trọng là Bộ tuyên truyền đã làm như vậy. Họ đã chuyển đổi việc kiểm soát sau khi đăng thành kiểm soát trước khi đăng. Đây là một sự khởi đầu vô cùng tệ hại."
Nhiều học giả và biên tập viên ở Trung Quốc cũng đã bắt đầu công khai yêu cầu ông Thỏa Chấn từ chức. Các sinh viên của Đại học Nam Kinh và nhiều người khác đã phổ biến trên mạng những bức hình mà họ chụp chính họ trong lúc họ cầm những biểu ngữ tán dương tờ Nam Phương và hối thúc báo này tiếp tục tranh đấu.
Một số các nhà quan sát tin rằng vụ tranh chấp này có thể trở thành một sự kiện bước ngoặt, mang lại những sự cải cách sâu rộng hơn ở Trung Quốc.
Từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản hồi tháng 11, các nhà báo đã có những hành động táo bạo hơn để trắc nghiệm sự hạn chế của đội ngũ lãnh đạo mới đối với các hoạt động tường thuật tin tức và bình luận thời sự.
Làn sóng mới này phát sinh một phần từ những hành động của chính ông Tập Cận Bình, là người đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ hiến pháp. Ông cũng được nhiều người ca ngợi về việc phát động một chiến dịch chống tham nhũng và yêu cầu các giới chức chính phủ không được chi tiêu phung phí.
Bà Chung Hân, giáo sư môn báo chí của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ý kiến như sau:
"Chắc chắn là đã có những sự thay đổi. Chúng tôi phải thừa nhận là đã có những sự thay đổi ở những cấp khác nhau làm cho dân chúng có ấn tượng là hoạt động truyền thông được tự do hơn và các biện pháp kiểm soát đã được nới lỏng. Có một cảm giác chung là dân chúng dám nói nhiều hơn về một số vấn đề nào đó."
Giáo sư Chung nói thêm rằng tuy khó lòng biết được vụ việc này sẽ mang lại những thay đổi nào khác, nhưng ít ra nó cũng thúc đẩy cho sự cải cách trong công tác quản lý truyền thông.
Ông Chung nói: "Nếu sự cải cách đó là một sự thay đổi có tính chất cách mạng – thay đổi một cách nhanh chóng từ chỗ không có gì hết tới chỗ có đủ mọi thứ, từ chỗ có đủ mọi thứ luật lệ qui định cho tới chỗ không có luật lệ gì hết, thì tôi cho rằng cải cách đó sẽ không xảy ra. Bởi vì ở Trung Quốc chúng tôi ưa chuộng việc cải cách tiệm tiến, thay đổi từng bước."
Nhà báo Lý Đại Đồng cho biết ông hy vọng vụ việc này sẽ mang lại cho nhà cầm quyền một cơ hội để nhận ra rằng cách quản lý và kiểm soát mà họ áp dụng hiện nay đối với hoạt động truyền thông là hoàn toàn không cần thiết.
Ông nói thêm như sau: "Thay đổi và cải cách không phải là một việc dễ dàng. Nó cần có một cuộc tranh luận qui mô lớn, bởi vì việc này liên quan tới quyền tư do bày tỏ ý kiến, quyền được có thông tin và quyền diễn đạt. Vụ này không phải chỉ là vấn đề các cơ quan tuyên truyền khống chế các cơ quan truyền thông mà là vấn đề họ khống chế mọi thứ, từ tài khoản weibo, các trang web, xóa bỏ cái này cái khác, và đó là điều không thể nào tiếp tục mãi mãi được."
Cuộc đấu tranh hiện giờ vẫn đang tiếp diễn. Các nhà quản trị của tờ Nam Phương Tuần Báo cho biết họ đã bị buộc phải giao lại cho nhà chức trách mật mã của tài khoản của tờ báo trên mạng weibo và trang web này không còn nằm dưới sự quản lý của nhân viên tòa soạn của họ nữa.
Tờ Nam Phương Tuần Báo có nhiều ảnh hưởng lâu nay vẫn được nhiều người tán thưởng về tính chất thẳng thắn và những nỗ lực có tinh thần độc lập trong việc tường thuật các tin tức trong một nước mà thông tin là một sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ.
Các nhân viên báo này nói rằng khi quay lại làm việc sau ngày nghỉ Tết Dương lịch hôm thứ 5 tuần trước họ phát giác bài viết nói về vấn đề nhạy cảm là cải cách hiến chính đã bị sửa đổi rất nhiều. Điều đó gây ra một vụ phản kháng dữ dội.
Vụ phản kháng thoạt đầu diễn ra trên internet – trên các trang blog và các trang mạng xã hội giống như twitter ở Mỹ. Các nhân viên của tờ Nam Phương tố cáo ông Thỏa Chấn, người đứng đầu công tác tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông, đã thực hiện những sự thay đổi đó. Và hôm thứ hai, họ tiếp tục phản kháng bằng cách biểu tình bên ngoài tòa soạn.
Hình ảnh cuộc biểu tình, được phổ biến trên mạng trong một thời gian ngắn trước khi bị xóa, cho thấy nhiều nhà báo trương biểu ngữ và hô khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận, dân chủ và cải cách chính trị.
Bộ tuyên truyền đã thay đổi cách thức kiểm duyệt. Trước đây là kiểm duyệt sau khi đăng. Bây giờ họ tiến tới chỗ kiểm duyệt trước khi đăng...Họ đã chuyển đổi việc kiểm soát sau khi đăng thành kiểm soát trước khi đăng. Đây là một sự khởi đầu vô cùng tệ hại...Ông Lý Ðại Ðồng.
Ông Lý Đại Đồng, một biên tập viên nổi tiếng đã bị cơ quan báo chí nhà nước sa thải vì các quan điểm cá nhân, cho biết sự can thiệp của Bộ tuyên truyền là một chiến thuật mới của các nhân viên kiểm duyệt của nhà nước.
Ông Lý cho biết: "Bộ tuyên truyền đã thay đổi cách thức kiểm duyệt. Trước đây là kiểm duyệt sau khi đăng. Bây giờ họ tiến tới chỗ kiểm duyệt trước khi đăng. Ông Thỏa Chấn có đích thân sửa bài hay không không phải là một việc quan trọng. Điều quan trọng là Bộ tuyên truyền đã làm như vậy. Họ đã chuyển đổi việc kiểm soát sau khi đăng thành kiểm soát trước khi đăng. Đây là một sự khởi đầu vô cùng tệ hại."
Nhiều học giả và biên tập viên ở Trung Quốc cũng đã bắt đầu công khai yêu cầu ông Thỏa Chấn từ chức. Các sinh viên của Đại học Nam Kinh và nhiều người khác đã phổ biến trên mạng những bức hình mà họ chụp chính họ trong lúc họ cầm những biểu ngữ tán dương tờ Nam Phương và hối thúc báo này tiếp tục tranh đấu.
Một số các nhà quan sát tin rằng vụ tranh chấp này có thể trở thành một sự kiện bước ngoặt, mang lại những sự cải cách sâu rộng hơn ở Trung Quốc.
Từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản hồi tháng 11, các nhà báo đã có những hành động táo bạo hơn để trắc nghiệm sự hạn chế của đội ngũ lãnh đạo mới đối với các hoạt động tường thuật tin tức và bình luận thời sự.
Làn sóng mới này phát sinh một phần từ những hành động của chính ông Tập Cận Bình, là người đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ hiến pháp. Ông cũng được nhiều người ca ngợi về việc phát động một chiến dịch chống tham nhũng và yêu cầu các giới chức chính phủ không được chi tiêu phung phí.
Bà Chung Hân, giáo sư môn báo chí của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ý kiến như sau:
"Chắc chắn là đã có những sự thay đổi. Chúng tôi phải thừa nhận là đã có những sự thay đổi ở những cấp khác nhau làm cho dân chúng có ấn tượng là hoạt động truyền thông được tự do hơn và các biện pháp kiểm soát đã được nới lỏng. Có một cảm giác chung là dân chúng dám nói nhiều hơn về một số vấn đề nào đó."
Giáo sư Chung nói thêm rằng tuy khó lòng biết được vụ việc này sẽ mang lại những thay đổi nào khác, nhưng ít ra nó cũng thúc đẩy cho sự cải cách trong công tác quản lý truyền thông.
Ông Chung nói: "Nếu sự cải cách đó là một sự thay đổi có tính chất cách mạng – thay đổi một cách nhanh chóng từ chỗ không có gì hết tới chỗ có đủ mọi thứ, từ chỗ có đủ mọi thứ luật lệ qui định cho tới chỗ không có luật lệ gì hết, thì tôi cho rằng cải cách đó sẽ không xảy ra. Bởi vì ở Trung Quốc chúng tôi ưa chuộng việc cải cách tiệm tiến, thay đổi từng bước."
Nhà báo Lý Đại Đồng cho biết ông hy vọng vụ việc này sẽ mang lại cho nhà cầm quyền một cơ hội để nhận ra rằng cách quản lý và kiểm soát mà họ áp dụng hiện nay đối với hoạt động truyền thông là hoàn toàn không cần thiết.
Ông nói thêm như sau: "Thay đổi và cải cách không phải là một việc dễ dàng. Nó cần có một cuộc tranh luận qui mô lớn, bởi vì việc này liên quan tới quyền tư do bày tỏ ý kiến, quyền được có thông tin và quyền diễn đạt. Vụ này không phải chỉ là vấn đề các cơ quan tuyên truyền khống chế các cơ quan truyền thông mà là vấn đề họ khống chế mọi thứ, từ tài khoản weibo, các trang web, xóa bỏ cái này cái khác, và đó là điều không thể nào tiếp tục mãi mãi được."
Cuộc đấu tranh hiện giờ vẫn đang tiếp diễn. Các nhà quản trị của tờ Nam Phương Tuần Báo cho biết họ đã bị buộc phải giao lại cho nhà chức trách mật mã của tài khoản của tờ báo trên mạng weibo và trang web này không còn nằm dưới sự quản lý của nhân viên tòa soạn của họ nữa.