Những người biểu tình ủng hộ tự do ngôn luận xung đột với các ủng hộ viên của Đảng Cộng Sản ở miền Nam Trung Quốc hôm nay, giữa lúc một cuộc tranh chấp địa phương về vấn đề kiểm duyệt của chính phủ chuyển thành một cuộc biểu tình toàn quốc trên mạng.
Hàng trăm người biểu tình hôm nay lại tụ tập sang ngày thứ nhì trước tòa soạn của Tuần Báo Nam Phương, một tờ báo có lập trường cấp tiến, ở Quảng Châu, nơi một số nhà báo đình công để phản đối sự can thiệp của chính quyền vào quyền biên tập nội dung của tờ báo.
Các vụ xô xát lẻ tẻ bùng nổ sau khi giới hoạt động giương biểu ngữ và hô khẩu hiệu kêu gọi tự do báo chí đối đầu với một nhóm nhỏ những người trung thành với Đảng Cộng Sản phất quốc kỳ Trung Quốc và giương những bích chương in hình Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Những người biểu tình yêu cầu người đứng đầu cơ quan kiểm duyệt tỉnh Quảng Đông phải từ chức sau khi các nhân viên kiểm duyệt tuần trước không cho đăng một bài xã luận đầu năm Dương lịch, hô hào cho việc tôn trọng các quyền hiến định.
Bài báo này đã được thay bằng một bài xã luận ca ngợi những thành quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuộc biểu tình công khai chống kiểm duyệt báo chí của nhà nước là cuộc biểu tình đầu tiên loại này, tính từ nhiều năm qua, và được coi như một thử nghiệm quan trọng đối với tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, người đã từng kêu gọi nên mở rộng chính quyền hơn.
Ông Kerry Brown, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Sydney nói với Đài VOA rằng ông không dự kiến Bắc Kinh sẽ đưa ra những nhượng bộ quan trọng nào, chẳng hạn như sa thải giới chức đặc trách kiểm duyệt của tỉnh.
Mặc dù các cuộc biểu tình bên ngoài tòa soạn của tờ báo tương đối nhỏ trong ngày hôm nay, nhiều nhân vật có tiếng tăm của Trung Quốc, gồm những nhà báo và những người của công chúng tiếp tục tăng sức ép với Bắc Kinh bằng cách đua nhau lên tiếng ủng hộ Tuần San Nam Phương trên các trang mạng xã hội.
Cho tới nay, chính phủ Trung Quốc chưa có phản ứng nào và đã cho phép biểu tình diễn ra.
Nhưng một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo do nhà nước điều hành hôm nay nói rằng sẽ không có một “kết thúc gây ngạc nhiên” cho tình hình này, và Trung Quốc có phần chắc sẽ “không có một hệ thống truyền thông hoàn toàn tự do” như “mơ ước của một số người hoạt động.”
Hàng trăm người biểu tình hôm nay lại tụ tập sang ngày thứ nhì trước tòa soạn của Tuần Báo Nam Phương, một tờ báo có lập trường cấp tiến, ở Quảng Châu, nơi một số nhà báo đình công để phản đối sự can thiệp của chính quyền vào quyền biên tập nội dung của tờ báo.
Các vụ xô xát lẻ tẻ bùng nổ sau khi giới hoạt động giương biểu ngữ và hô khẩu hiệu kêu gọi tự do báo chí đối đầu với một nhóm nhỏ những người trung thành với Đảng Cộng Sản phất quốc kỳ Trung Quốc và giương những bích chương in hình Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Những người biểu tình yêu cầu người đứng đầu cơ quan kiểm duyệt tỉnh Quảng Đông phải từ chức sau khi các nhân viên kiểm duyệt tuần trước không cho đăng một bài xã luận đầu năm Dương lịch, hô hào cho việc tôn trọng các quyền hiến định.
Bài báo này đã được thay bằng một bài xã luận ca ngợi những thành quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuộc biểu tình công khai chống kiểm duyệt báo chí của nhà nước là cuộc biểu tình đầu tiên loại này, tính từ nhiều năm qua, và được coi như một thử nghiệm quan trọng đối với tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, người đã từng kêu gọi nên mở rộng chính quyền hơn.
Ông Kerry Brown, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Sydney nói với Đài VOA rằng ông không dự kiến Bắc Kinh sẽ đưa ra những nhượng bộ quan trọng nào, chẳng hạn như sa thải giới chức đặc trách kiểm duyệt của tỉnh.
Mặc dù các cuộc biểu tình bên ngoài tòa soạn của tờ báo tương đối nhỏ trong ngày hôm nay, nhiều nhân vật có tiếng tăm của Trung Quốc, gồm những nhà báo và những người của công chúng tiếp tục tăng sức ép với Bắc Kinh bằng cách đua nhau lên tiếng ủng hộ Tuần San Nam Phương trên các trang mạng xã hội.
Cho tới nay, chính phủ Trung Quốc chưa có phản ứng nào và đã cho phép biểu tình diễn ra.
Nhưng một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo do nhà nước điều hành hôm nay nói rằng sẽ không có một “kết thúc gây ngạc nhiên” cho tình hình này, và Trung Quốc có phần chắc sẽ “không có một hệ thống truyền thông hoàn toàn tự do” như “mơ ước của một số người hoạt động.”