Đường dẫn truy cập

Trung Quốc cần có các biện pháp kích thích tiêu dùng về dài hạn mạnh mẽ hơn các mức hiện nay


 Máy giặt trưng bày tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc, ở thành phố Quảng Châu.
Máy giặt trưng bày tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc, ở thành phố Quảng Châu.

Những nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng của chính phủ là khoảng 5% vào năm 2024, nhưng chính quyền có thể phải làm nhiều hơn cho người tiêu dùng từ năm tới, nếu không sẽ phải chấp nhận mức tăng trưởng chậm hơn, theo Reuters.

Các nhà phân tích nói rằng căng thẳng thương mại và rủi ro nợ của chính quyền địa phương khiến Bắc Kinh có ít phương án khác để tăng cường kích thích tiêu dùng trong những năm tới, trong khi đó, những lời hứa mơ hồ về “các biện pháp tăng dần” có vẻ sẽ không thành công.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tuần này đã phát tín hiệu rằng hỗ trợ tài chính cho thời gian còn lại của năm sẽ “tập trung vào tiêu dùng”, nhằm tăng thu nhập và phúc lợi xã hội, vài ngày sau khi họ công bố kế hoạch sử dụng 150 tỷ nhân dân tệ (20 tỷ USD) là tiền chính phủ vay nợ để tài trợ cho việc trao đổi hàng hóa tiêu dùng chẳng hạn như đồ gia dụng.

Điều này đánh dấu sự khởi đầu theo hướng thúc đẩy nhu cầu nội địa yếu ớt kéo dài sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào xuất khẩu và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đã giúp đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, chương trình đổi hàng cũ lấy hàng mới, bước trợ cấp bằng tiền vay nợ đầu tiên của Trung Quốc nhằm hỗ trợ trực tiếp cho tiêu dùng hộ gia đình trên toàn quốc, chỉ chiếm 0,12% tổng sản phẩm quốc nội. Các nhà phân tích của ngân hàng Citi nói rằng việc kích thích tiêu dùng hơn nữa là “hợp lý trong năm tới khi đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài có thể mạnh hơn”.

Nhà chức trách đang ngày càng cảnh giác với các dự án được cấp vốn bằng tiền vay nợ khi họ tăng cường giám sát các thành phố mắc nợ nặng nề. Hầu hết các biện pháp kích thích tài chính của Trung Quốc vẫn được đổ vào đầu tư, nhưng lợi nhuận đang giảm dần và vấn đề chi tiêu đã khiến các chính quyền địa phương phải gánh khoản nợ 13 nghìn tỷ USD.

Chính quyền địa phương đã bán trái phiếu đặc biệt trị giá 1,49 nghìn tỷ nhân dân tệ (200 tỷ USD) dùng để tài trợ cho gói kích thích trong nửa đầu năm, chỉ bằng 38% hạn ngạch cả năm, khiến Trung Quốc bất ngờ bị rơi vào tình hình tài chính eo hẹp.

Một cố vấn kinh tế cho chính phủ không nêu tên nói: “Số lượng các dự án thực sự tốt tạo ra thu nhập ổn định ngày càng ít đi”.

Bà Yue Su, nhà kinh tế học chính về Trung Quốc tại tổ chức có tên Đơn vị Tình báo Kinh tế, ước tính rằng nếu thuế nhập khẩu của Mỹ tăng 10%, điều đó có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự của Trung Quốc 0,3-0,4 điểm phần trăm trong năm tới và năm 2026.
Chi tiêu hộ gia đình của Trung Quốc thấp hơn 40% GDP, thấp hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với mức trung bình toàn cầu.

Ông Christopher Beddor, phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics ước tính, để phục hồi tiêu dùng theo đường xu hướng trước đại dịch sẽ cần chi tiêu từ 3 nghìn tỷ nhân dân tệ đến 8 nghìn tỷ nhân dân tệ (400 tỷ – 1 nghìn tỷ USD).

Ông nói: “Thành tích của chính phủ trong việc thực hiện kích thích tiêu dùng thực sự là khá kém”.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG