GOMA —
Tại miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo, quân đội quốc gia và các binh sỹ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đang nỗ lực chống lại hàng chục tổ chức vũ trang khủng bố người dân. Riêng tại tỉnh Bắc Kivu, một triệu người, tức 1/6 dân số, đã rơi vào cảnh thất tán vì bạo lực. Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Margaret Besheer từ Goma, các dân thường hàng ngày cũng phải chật vật để sống còn.
Tại trại Mugunga 3 dành cho những người bị thất tán trong nước, cách Goma một vài km, hơn 16.000 người đã phải đi lánh nạn vì các cuộc đụng độ giữa quân đội Congo và nhóm phiến quân M23.
Ông Baraka Weja Marcel là một trong số đó. Gần 2 năm trước, ông đã bỏ chạy khỏi nhà ở Kibumba, cách Goma khoảng 20 km. Ông cho biết thị trấn vẫn do nhóm vũ trang nắm giữ.
Ông Marcel nói người dân giờ muốn hòa bình để có thể trở về làng. Ông nói rằng cuộc sống trong trại nơi ông và 6 người bà con trú tạm rất khó khăn.
Chỗ nương thân duy nhất của họ là một ngôi lều làm bằng các tấm nhựa với chiều dài và rộng chỉ vài mét. Bên trong, có một cái bình vàng đựng nước, một số chậu và một chiếc xe đạp hoen rỉ. Ông nói rằng khi trời mưa, lán tạm bị dột. Gần cửa, người chị em khuyết tật của ông đang rửa một thùng nhỏ đựng lá màu xanh cho bữa ăn ít ỏi của họ.
Chương trình Lương thực Thế giới và các cơ quan đối tác khác đã giúp đỡ những người thất tán với lương thực, nước sạch, các dụng cụ giữ vệ sinh và các vật dụng cơ bản khác. Nhưng cuộc sống của họ vẫn khá ảm đạm và bản thân lán trại cũng không hoàn toàn an toàn trước mối đe dọa của các nhóm vũ trang.
Ở miền đông Congo, Liên Hiệp Quốc duy trì một lực lượng gồm 20 nghìn cảnh sát và binh sĩ, được biết tới với tên gọi MONUSCO. Tổ chức này bảo vệ thường dân và hỗ trợ quân đội Congo trong khi lực lượng này tăng cường lực lượng và nỗ lực chống lại khoảng 39 nhóm phiến quân khác nhau đổ tới khu vực vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và sự thiếu sự kiểm soát của chính phủ.
Ngoài ra, MONUSCO đã được tăng cường với một lực lượng phòng thủ thử nghiệm có tên gọi là Lữ đoàn Can thiệp. Với đội quân sẽ tới trong tuần này, lực lượng vừa kể sẽ sớm lên tới 3.000 binh sĩ. Tháng tới, lực lượng này sẽ trở thành phái bộ gìn giữ hòa bình đầu tiên của Liên hiệp Quốc nhận được một máy bay không người lái không trang bị vũ khí để theo dõi các phiến quân.
Ông Ray Torres, người đứng đầu văn phòng đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Goma, nói rằng các chiến dịch thành công chống tổ chức phiến quân M23 gần đây đã khiến con số các chiến binh rời bỏ hàng ngũ của tổ chức này cũng như các nhóm vũ trang khác ngày càng gia tăng. Họ giờ cũng sẵn lòng hơn để cân nhắc các sáng kiến hòa bình.
Nhưng dù đạt được những kết quả nhỏ bé, các mối đe dọa lớn vẫn còn. Ông Torres cho biết ở Bắc Kivu, M23 và nhóm FDLR của người Hutu từ Rwanda là các mối đe dọa an ninh lớn nhất và ông lưu ý rằng sự xuất hiện của một nhóm thứ ba có tên gọi Các lực lượng Dân chủ Liên minh, hay ADF, hoạt động dọc theo biên giới Congo và Uganda.
“Nhóm ADF đang thiết lập và củng cố vị trí tại miền bắc nước này. Tổ chức này hoạt động trên nền tàng ý thức hệ mạnh mẽ. Đó là mọt tổ chức Hồi giáo cực đoan hiện phát triển một mạng lưới các doanh nghiệp mà theo chúng tôi sẽ còn duy trì hoạt động. Và thời gian qua, theo những thông tin mới nhất, họ có thể hoạch định chiến dịch chống lại FARDC”.
FARDC là quân đội Congo. Một phái đoàn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tới thăm khu vực hôm qua. Đại diện các tổ chức dân sự nói với các đại sứ rằng họ muốn có thêm hành động để chấm dứt việc tuyển mộ các binh sĩ trẻ em và bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực tình dục.
Họ nói rằng nhà nước phải mở rộng tầm kiểm soát toàn bộ đất nước. Họ lưu ỷ rằng tại Bắc Kivu, 75% lãnh thổ nằm trong tay của các tổ chức vũ trang khác nhau. Và họ yêu cầu rằng các thủ phạm phải bị trừng phạt và đề xuất hội động cho phép lập một tòa án đặc biệt để xử những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Congo.
Ông Baraka Weja Marcel cho biết ông hy vọng quân đội quốc gia và MONUSCO sẽ đủ mạnh để đẩy lui tất cả các nhóm vũ trang và hòa bình lập lại để ông và tất cả những người bị thất tán khác có thể trở về nhà.
Tại trại Mugunga 3 dành cho những người bị thất tán trong nước, cách Goma một vài km, hơn 16.000 người đã phải đi lánh nạn vì các cuộc đụng độ giữa quân đội Congo và nhóm phiến quân M23.
Ông Baraka Weja Marcel là một trong số đó. Gần 2 năm trước, ông đã bỏ chạy khỏi nhà ở Kibumba, cách Goma khoảng 20 km. Ông cho biết thị trấn vẫn do nhóm vũ trang nắm giữ.
Ông Marcel nói người dân giờ muốn hòa bình để có thể trở về làng. Ông nói rằng cuộc sống trong trại nơi ông và 6 người bà con trú tạm rất khó khăn.
Chỗ nương thân duy nhất của họ là một ngôi lều làm bằng các tấm nhựa với chiều dài và rộng chỉ vài mét. Bên trong, có một cái bình vàng đựng nước, một số chậu và một chiếc xe đạp hoen rỉ. Ông nói rằng khi trời mưa, lán tạm bị dột. Gần cửa, người chị em khuyết tật của ông đang rửa một thùng nhỏ đựng lá màu xanh cho bữa ăn ít ỏi của họ.
Chương trình Lương thực Thế giới và các cơ quan đối tác khác đã giúp đỡ những người thất tán với lương thực, nước sạch, các dụng cụ giữ vệ sinh và các vật dụng cơ bản khác. Nhưng cuộc sống của họ vẫn khá ảm đạm và bản thân lán trại cũng không hoàn toàn an toàn trước mối đe dọa của các nhóm vũ trang.
Ở miền đông Congo, Liên Hiệp Quốc duy trì một lực lượng gồm 20 nghìn cảnh sát và binh sĩ, được biết tới với tên gọi MONUSCO. Tổ chức này bảo vệ thường dân và hỗ trợ quân đội Congo trong khi lực lượng này tăng cường lực lượng và nỗ lực chống lại khoảng 39 nhóm phiến quân khác nhau đổ tới khu vực vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và sự thiếu sự kiểm soát của chính phủ.
Ngoài ra, MONUSCO đã được tăng cường với một lực lượng phòng thủ thử nghiệm có tên gọi là Lữ đoàn Can thiệp. Với đội quân sẽ tới trong tuần này, lực lượng vừa kể sẽ sớm lên tới 3.000 binh sĩ. Tháng tới, lực lượng này sẽ trở thành phái bộ gìn giữ hòa bình đầu tiên của Liên hiệp Quốc nhận được một máy bay không người lái không trang bị vũ khí để theo dõi các phiến quân.
Ông Ray Torres, người đứng đầu văn phòng đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Goma, nói rằng các chiến dịch thành công chống tổ chức phiến quân M23 gần đây đã khiến con số các chiến binh rời bỏ hàng ngũ của tổ chức này cũng như các nhóm vũ trang khác ngày càng gia tăng. Họ giờ cũng sẵn lòng hơn để cân nhắc các sáng kiến hòa bình.
Nhưng dù đạt được những kết quả nhỏ bé, các mối đe dọa lớn vẫn còn. Ông Torres cho biết ở Bắc Kivu, M23 và nhóm FDLR của người Hutu từ Rwanda là các mối đe dọa an ninh lớn nhất và ông lưu ý rằng sự xuất hiện của một nhóm thứ ba có tên gọi Các lực lượng Dân chủ Liên minh, hay ADF, hoạt động dọc theo biên giới Congo và Uganda.
“Nhóm ADF đang thiết lập và củng cố vị trí tại miền bắc nước này. Tổ chức này hoạt động trên nền tàng ý thức hệ mạnh mẽ. Đó là mọt tổ chức Hồi giáo cực đoan hiện phát triển một mạng lưới các doanh nghiệp mà theo chúng tôi sẽ còn duy trì hoạt động. Và thời gian qua, theo những thông tin mới nhất, họ có thể hoạch định chiến dịch chống lại FARDC”.
FARDC là quân đội Congo. Một phái đoàn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tới thăm khu vực hôm qua. Đại diện các tổ chức dân sự nói với các đại sứ rằng họ muốn có thêm hành động để chấm dứt việc tuyển mộ các binh sĩ trẻ em và bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực tình dục.
Họ nói rằng nhà nước phải mở rộng tầm kiểm soát toàn bộ đất nước. Họ lưu ỷ rằng tại Bắc Kivu, 75% lãnh thổ nằm trong tay của các tổ chức vũ trang khác nhau. Và họ yêu cầu rằng các thủ phạm phải bị trừng phạt và đề xuất hội động cho phép lập một tòa án đặc biệt để xử những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Congo.
Ông Baraka Weja Marcel cho biết ông hy vọng quân đội quốc gia và MONUSCO sẽ đủ mạnh để đẩy lui tất cả các nhóm vũ trang và hòa bình lập lại để ông và tất cả những người bị thất tán khác có thể trở về nhà.