DAKAR —
Chỉ có 7 trong số 53 nước thuộc Liên hiệp Phi Châu Phi vào năm 2003 cam kết phân bổ ít nhất 10% ngân sách quốc gia đầu tư vào nông nghiệp đạt được chỉ tiêu đó. Các tổ chức cấp viện nói rằng đầu tư vào nông nghiệp là yếu tố then chốt để phá vỡ chu kỳ khủng hoảng và thiếu lương thực tại Tây Phi. Nhân đánh dấu 10 năm Tuyên bố Mabuto hôm nay, thứ Tư, các tổ chức cấp viện kêu gọi các nước Liên hiệp Châu Phi lập lại cam kết của họ đối với Tuyên bố Mabuto. Từ phòng tin Tây Phi ở Dakar của đài VOA, thông tín viên Jennifer Lazuta gởi về bài tường trình sau đây.
Năm 2003, lãnh đạo của 53 quốc gia Châu Phi đồng ý phân bổ ít nhất 10% ngân sách quốc gia đầu tư vào nông nghiệp và chăn nuôi cho đến trước tháng 7 năm 2008. 10 năm sau, chỉ có 7 nước, gồm Burkina Faso, Niger, Guinea, Senegal, Mali, Malawi và Ethiopia đạt được chỉ tiêu đó.
Nhiều nước, như Nigeria, Guinea-Bissau và Cộng hòa Dân chủ Congo, hiện chỉ dành chưa tới 3% ngân sách quốc gia để đầu tư cho nông nghiệp, bất chấp thực tế là tiểu nông chiếm đến 80% dân số của các nước này.
Ông Eric Hazard, giám đốc chương trình vận động Phát triển Tây Phi của tổ chức Oxfam, nói rằng đầu tư vào nông nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của một nước.
"Tại Phi Châu, chúng tôi biết 90% dân số ở nông thôn sống với nông nghiệp và làm nông. Chúng tôi cũng biết rằng tại một số khu vực ở Tây Phi, chúng tôi vẫn đối diện với các cuộc khủng hoảng lương thực lập đi, lập lại. Do đó chúng tôi không thể tiếp tục tin tưởng là chúng tôi có thể giải quyết được tình trạng mất an ninh lương thực mà toàn thể dân chúng bị đe dọa bằng cách không cần chú tâm đến yếu tố này. Do đó việc đầu tư vào nông nghiệp là cấp thiết về mặt bảo đảm an ninh lương thực cho dân chúng, nhưng nó cũng cấp thiết để bảo đảm là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giảm nghèo."
Ông Hazard nói rằng đầu tư vào chăn nuôi cũng quan trọng.
"Chẳng hạn tại Niger, sản phẩm từ chăn nuôi chiếm đến 22% kim ngạch xuất khẩu của nước này và được xem là một phương tiện chủ chốt để giảm đói nghèo cho thành phần dân chúng nghèo nhất ở đây, nhưng chỉ có 1,7% ngân sách quốc gia được dành cho ngành này."
Ông Mamadou Alassane Ba là một điều phối viên của Hiệp hội Khuyến khích Chăn nuôi, chi nhánh Tây Phi ở Sahel và Savannah. Ông cho biết lượng đầu tư vào nông nghiệp gia tăng không liên hệ nhiều đến tầm mức của ngân sách quốc gia.
Ông Alassane Ba nói rằng mức đầu tư 10% vào nông nghiệp là một vấn đề quyết tâm chính trị. Ông nói trong khi nhiều nước trong khu vực đang đối diện với những thách thức thật sự, ngay cả những nước nghèo nhất cũng đã có khả năng đạt được mục tiêu 10%. Ông nói nhiều nước khác có đủ điều kiện để đạt đến mục tiêu 10% nhưng lại chưa thực hiện sáng kiến đó. Do đó theo ông, đây là một vấn đề quyết tâm chính trị.
Ông Hazard nói rằng mặc dù mục tiêu đạt đến 10% là quan trọng, đó chỉ mới là bước đầu. Chất lượng đầu tư cũng quan trọng.
"Ngay cả các nước đã có khả năng đạt đến mục tiêu 10%, như trường hợp của Burkina Faso, quốc gia dẫn đầu Tuyên bố Maputo, quốc gia đầu tiên và thực sự đã chú trọng vào việc dành phần lớn nguồn tài nguyên cho ngân sách nông nghiệp - việc thực thi, chi tiêu thực sự của nguồn ngân sách này, vẫn ở mức rất thấp. Chỉ có 65 đến 70% các nguồn lực được phân bổ được chi tiêu đích thực cho nông nghiệp."
Ông Hazard nói rằng tiền thường đi vào chi tiêu của các bộ, chẳng hạn như tiền lương trả cho nhân viên và chi phí hội họp.
Các chuyên gia ước tính dân số Tây Phi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Ðể cung cấp đủ lương thực cho khoảng 500 triệu người trong khu vực này vào thời gian đó, và để tránh có thêm các cuộc khủng hoảng với mức độ nghiêm trọng hơn, các tổ chức cấp viện đang hối thúc các nước Liên hiệp Châu Phi gia hạn cam kết của họ theo Tuyên bố Maputo và thực hiện đầu tư có chất lượng vào ngành nông nghiệp.
Năm 2003, lãnh đạo của 53 quốc gia Châu Phi đồng ý phân bổ ít nhất 10% ngân sách quốc gia đầu tư vào nông nghiệp và chăn nuôi cho đến trước tháng 7 năm 2008. 10 năm sau, chỉ có 7 nước, gồm Burkina Faso, Niger, Guinea, Senegal, Mali, Malawi và Ethiopia đạt được chỉ tiêu đó.
Nhiều nước, như Nigeria, Guinea-Bissau và Cộng hòa Dân chủ Congo, hiện chỉ dành chưa tới 3% ngân sách quốc gia để đầu tư cho nông nghiệp, bất chấp thực tế là tiểu nông chiếm đến 80% dân số của các nước này.
Ông Eric Hazard, giám đốc chương trình vận động Phát triển Tây Phi của tổ chức Oxfam, nói rằng đầu tư vào nông nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của một nước.
"Tại Phi Châu, chúng tôi biết 90% dân số ở nông thôn sống với nông nghiệp và làm nông. Chúng tôi cũng biết rằng tại một số khu vực ở Tây Phi, chúng tôi vẫn đối diện với các cuộc khủng hoảng lương thực lập đi, lập lại. Do đó chúng tôi không thể tiếp tục tin tưởng là chúng tôi có thể giải quyết được tình trạng mất an ninh lương thực mà toàn thể dân chúng bị đe dọa bằng cách không cần chú tâm đến yếu tố này. Do đó việc đầu tư vào nông nghiệp là cấp thiết về mặt bảo đảm an ninh lương thực cho dân chúng, nhưng nó cũng cấp thiết để bảo đảm là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giảm nghèo."
Ông Hazard nói rằng đầu tư vào chăn nuôi cũng quan trọng.
"Chẳng hạn tại Niger, sản phẩm từ chăn nuôi chiếm đến 22% kim ngạch xuất khẩu của nước này và được xem là một phương tiện chủ chốt để giảm đói nghèo cho thành phần dân chúng nghèo nhất ở đây, nhưng chỉ có 1,7% ngân sách quốc gia được dành cho ngành này."
Ông Mamadou Alassane Ba là một điều phối viên của Hiệp hội Khuyến khích Chăn nuôi, chi nhánh Tây Phi ở Sahel và Savannah. Ông cho biết lượng đầu tư vào nông nghiệp gia tăng không liên hệ nhiều đến tầm mức của ngân sách quốc gia.
Ông Alassane Ba nói rằng mức đầu tư 10% vào nông nghiệp là một vấn đề quyết tâm chính trị. Ông nói trong khi nhiều nước trong khu vực đang đối diện với những thách thức thật sự, ngay cả những nước nghèo nhất cũng đã có khả năng đạt được mục tiêu 10%. Ông nói nhiều nước khác có đủ điều kiện để đạt đến mục tiêu 10% nhưng lại chưa thực hiện sáng kiến đó. Do đó theo ông, đây là một vấn đề quyết tâm chính trị.
Ông Hazard nói rằng mặc dù mục tiêu đạt đến 10% là quan trọng, đó chỉ mới là bước đầu. Chất lượng đầu tư cũng quan trọng.
"Ngay cả các nước đã có khả năng đạt đến mục tiêu 10%, như trường hợp của Burkina Faso, quốc gia dẫn đầu Tuyên bố Maputo, quốc gia đầu tiên và thực sự đã chú trọng vào việc dành phần lớn nguồn tài nguyên cho ngân sách nông nghiệp - việc thực thi, chi tiêu thực sự của nguồn ngân sách này, vẫn ở mức rất thấp. Chỉ có 65 đến 70% các nguồn lực được phân bổ được chi tiêu đích thực cho nông nghiệp."
Ông Hazard nói rằng tiền thường đi vào chi tiêu của các bộ, chẳng hạn như tiền lương trả cho nhân viên và chi phí hội họp.
Các chuyên gia ước tính dân số Tây Phi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Ðể cung cấp đủ lương thực cho khoảng 500 triệu người trong khu vực này vào thời gian đó, và để tránh có thêm các cuộc khủng hoảng với mức độ nghiêm trọng hơn, các tổ chức cấp viện đang hối thúc các nước Liên hiệp Châu Phi gia hạn cam kết của họ theo Tuyên bố Maputo và thực hiện đầu tư có chất lượng vào ngành nông nghiệp.