Ủy hội châu Âu có thời hạn trước cuối năm nay phải soạn xong bộ luật cấm công ty các nước EU không được mua tài nguyên của những vùng có xung đột vũ trang. Thông tín viên VOA Joe De Capua tường thuật rằng luật này được soạn theo yêu cầu của gần 60 tổ chức phi chính phủ.
Dự luật này nhắm vào các công ty của châu Âu đang làm ăn tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe, Cộng hòa Trung Phi, Colombia và Miến Điện. Các nước này có những tài nguyên thiên nhiên mà nhiều ngành công nghiệp rất cần, nhất là ngành điện tử.
Global Witness là một tổ chức phi chính phủ đã từng tố giác tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông bầu Đoàn Nguyên Đức có những hoạt động kinh doanh mờ ám tại Lào và Campuchia.
Bây giờ, Global Witness là một trong số gần 60 tổ chức phi chính phủ yêu cầu EU soạn luật cấm các công ty mua tài nguyên của những vùng có xung đột vũ trang. Bà Sophia Pickles, phát ngôn viên của Global Witness cho biết:
“Điều mà chúng tôi muốn thấy là Ủy hội châu Âu ban hành luật để buộc tất cả các doanh nghiệp thuộc các nước EU phải có trách nhiệm về sử dụng các khoáng sản. Điều này có nghĩa là phải đảm bảo rằng các món tiền để mua các tài nguyên thiên nhiên mà họ sử dụng sẽ không được dùng để tài trợ các cuộc xung đột vũ trang hoặc các vụ vi phạm nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”
Liên minh các tổ chức phi chính phủ này yêu cầu các công ty châu Âu áp dụng nguyên tắc gọi là “thẩm định dây chuyền cung ứng.” Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem các tài nguyên đó đến từ đâu, và con đường nào các tài nguyên này đã trải qua để đến với công ty. Bà Pickles nói tiếp:
“Thực ra không khó để truy tầm dây chuyền cung ứng. Chính tôi đã từng truy tầm một số nguyên liệu xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ Congo trải qua nhiều đoạn đường và cuối cùng đến với công ty sử dụng ở đầu cuối. Chúng tôi biết được số tiền bán một số nguyên liệu như thiếc, kẽm, tungsten và vàng ở miền đông Congo, trong một số trường hợp, đã được tài trợ cho các nhóm vũ trang và các vi phạm nhân quyền.”
Do đó, theo bà, các công ty bắt buộc phải thay đổi cách làm ăn. Bà nói:
“Đây không những là tạo ra một tiền lệ, mà còn nên xét đến việc tạo ra một luật quốc tế, buộc các công ty phải hành động có trách nhiệm. Đã đến lúc các công ty phải xúc tiến chuyện này, đảm bảo dây chuyền cung ứng sẽ không tác hại người khác, và các công ty phải chịu trách nhiệm về tác động của những gì mình đã mua.”
Liên minh các tổ chức phi chính phủ đã công bố các khuyến cáo trong một phúc trình riêng biệt, trong đó có nói rằng là một nhóm có trao đổi thương mại lớn các nước EU có ảnh hưởng đáng kể lên dây chuyền cung ứng toàn cầu. Bà Pickles cho biết:
“Trong lúc này, các dây chuyền cung ứng chủ yếu là thiếu minh bạch, chúng ta rất khó biết được vấn đề đã xảy ra bao nhiêu lần. Muốn giải quyết phần nào vấn đề này, chúng ta cần yêu cầu các khách hàng, các nhà đầu tư, các người mua cổ phần trong một công ty, một doanh nghiệp, xét đến khâu dây chuyền cung ứng. Một người tiêu dùng khi mua một món hàng nào đó, cần phải biết công ty bán món hàng đã mua nguyên liệu từ đâu, có như vậy, người tiêu dùng mới khỏi trở thành những người tiếp tay cho một vấn đề của thế giới.”
Bà Pickles nói rằng không phải chỉ có các công ty, mà các chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm một khi luật đã được ban hành.
Tại Hoa Kỳ đã có bộ luật Dodd Frank nói về chuyện này. Điều 1502 của bộ luật có mục đích ngăn phiến quân tại Cộng hòa Dân chủ Congo không được sử dụng tiền thu được từ các vụ mua bán khoáng sản lén lút để tài trợ cho các hoạt động của họ.
Điều 1502 này cũng buộc các công ty Mỹ phải xác định xem sản phẩm của mình có những nguyên liệu đến từ những khu vực có xung đột hay không. Các công ty phải báo cáo chuyện này mỗi năm cho Ủy ban Giám sát Chứng khoán và Hối đoái quốc gia.
Dự luật này nhắm vào các công ty của châu Âu đang làm ăn tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Zimbabwe, Cộng hòa Trung Phi, Colombia và Miến Điện. Các nước này có những tài nguyên thiên nhiên mà nhiều ngành công nghiệp rất cần, nhất là ngành điện tử.
Global Witness là một tổ chức phi chính phủ đã từng tố giác tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông bầu Đoàn Nguyên Đức có những hoạt động kinh doanh mờ ám tại Lào và Campuchia.
Bây giờ, Global Witness là một trong số gần 60 tổ chức phi chính phủ yêu cầu EU soạn luật cấm các công ty mua tài nguyên của những vùng có xung đột vũ trang. Bà Sophia Pickles, phát ngôn viên của Global Witness cho biết:
“Điều mà chúng tôi muốn thấy là Ủy hội châu Âu ban hành luật để buộc tất cả các doanh nghiệp thuộc các nước EU phải có trách nhiệm về sử dụng các khoáng sản. Điều này có nghĩa là phải đảm bảo rằng các món tiền để mua các tài nguyên thiên nhiên mà họ sử dụng sẽ không được dùng để tài trợ các cuộc xung đột vũ trang hoặc các vụ vi phạm nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”
Liên minh các tổ chức phi chính phủ này yêu cầu các công ty châu Âu áp dụng nguyên tắc gọi là “thẩm định dây chuyền cung ứng.” Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem các tài nguyên đó đến từ đâu, và con đường nào các tài nguyên này đã trải qua để đến với công ty. Bà Pickles nói tiếp:
“Thực ra không khó để truy tầm dây chuyền cung ứng. Chính tôi đã từng truy tầm một số nguyên liệu xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ Congo trải qua nhiều đoạn đường và cuối cùng đến với công ty sử dụng ở đầu cuối. Chúng tôi biết được số tiền bán một số nguyên liệu như thiếc, kẽm, tungsten và vàng ở miền đông Congo, trong một số trường hợp, đã được tài trợ cho các nhóm vũ trang và các vi phạm nhân quyền.”
Do đó, theo bà, các công ty bắt buộc phải thay đổi cách làm ăn. Bà nói:
“Đây không những là tạo ra một tiền lệ, mà còn nên xét đến việc tạo ra một luật quốc tế, buộc các công ty phải hành động có trách nhiệm. Đã đến lúc các công ty phải xúc tiến chuyện này, đảm bảo dây chuyền cung ứng sẽ không tác hại người khác, và các công ty phải chịu trách nhiệm về tác động của những gì mình đã mua.”
Liên minh các tổ chức phi chính phủ đã công bố các khuyến cáo trong một phúc trình riêng biệt, trong đó có nói rằng là một nhóm có trao đổi thương mại lớn các nước EU có ảnh hưởng đáng kể lên dây chuyền cung ứng toàn cầu. Bà Pickles cho biết:
“Trong lúc này, các dây chuyền cung ứng chủ yếu là thiếu minh bạch, chúng ta rất khó biết được vấn đề đã xảy ra bao nhiêu lần. Muốn giải quyết phần nào vấn đề này, chúng ta cần yêu cầu các khách hàng, các nhà đầu tư, các người mua cổ phần trong một công ty, một doanh nghiệp, xét đến khâu dây chuyền cung ứng. Một người tiêu dùng khi mua một món hàng nào đó, cần phải biết công ty bán món hàng đã mua nguyên liệu từ đâu, có như vậy, người tiêu dùng mới khỏi trở thành những người tiếp tay cho một vấn đề của thế giới.”
Bà Pickles nói rằng không phải chỉ có các công ty, mà các chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm một khi luật đã được ban hành.
Tại Hoa Kỳ đã có bộ luật Dodd Frank nói về chuyện này. Điều 1502 của bộ luật có mục đích ngăn phiến quân tại Cộng hòa Dân chủ Congo không được sử dụng tiền thu được từ các vụ mua bán khoáng sản lén lút để tài trợ cho các hoạt động của họ.
Điều 1502 này cũng buộc các công ty Mỹ phải xác định xem sản phẩm của mình có những nguyên liệu đến từ những khu vực có xung đột hay không. Các công ty phải báo cáo chuyện này mỗi năm cho Ủy ban Giám sát Chứng khoán và Hối đoái quốc gia.