Đường dẫn truy cập

Ông Yunus trở về Bangladesh lãnh đạo chính phủ lâm thời sau khi thủ tướng bỏ chạy


Muhammad Yunus đã về nước để lãnh đạo chính phủ lâm thời Bangladesh
Muhammad Yunus đã về nước để lãnh đạo chính phủ lâm thời Bangladesh

Người đoạt giải Nobel Hòa bình Muhammad Yunus hôm 8/8 đã về nước để lãnh đạo chính phủ lâm thời mới ở Bangladesh sau nhiều tuần diễn ra biểu tình hỗn loạn của sinh viên khiến Thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và bỏ chạy sang nước láng giềng Ấn Độ.

Vốn là tiếng nói chỉ trích gay gắt Thủ tướng Hasina, ông Yunus, 84 tuổi, đang đi chữa bệnh ở Paris đã về đến thủ đô Dhaka sau khi người biểu tình ủng hộ ông giữ vai trò trong chính phủ có nhiệm vụ tổ chức bầu cử để tìm nhà lãnh đạo mới cho đất nước.

“Đất nước này có khả năng trở thành một quốc gia rất đẹp,” kinh tế gia này nói với các phóng viên tại sân bay, nơi ông được các sĩ quan quân đội cấp cao và các lãnh đạo sinh viên chào đón.

Các sinh viên biểu tình đã cứu đất nước và sự tự do cần phải được bảo vệ, ông cho biết và nói thêm: “Cho dù là con đường nào mà các sinh viên của chúng ta chỉ ra, chúng ta sẽ tiến lên trên con đường đó.”

“Chúng ta đã chấm dứt những khả năng đó, giờ đây một lần nữa chúng ta phải vươn lên. Đối với các quan chức chính phủ ở đây và các tướng lĩnh quốc phòng – chúng ta là một gia đình, chúng ta nên cùng nhau tiến lên.”

Ông Yunus sẽ tuyên thệ nhậm chức trưởng nhóm cố vấn vào lúc 14:30 GMT tại dinh thự chính thức của Tổng thống Mohammed Shahabuddin.

Đảng Liên đoàn Awami của bà Hasina không tham gia chính phủ lâm thời sau khi bà từ chức hôm 5/8 sau nhiều tuần bạo lực khiến cho khoảng 300 người chết và hàng ngàn người bị thương.

Trên Facebook, ông Sajeeb Wazed Joy, con trai bà, cho biết đảng này không bỏ cuộc và sẵn sàng đàm phán với các đối thủ và chính phủ lâm thời.

“Tôi đã nói rằng gia đình tôi sẽ không tham gia chính trị nữa nhưng trước việc các lãnh đạo đảng và nhân viên chúng tôi đang bị tấn công, chúng tôi không thể từ bỏ,” ông nói hôm 7/8.

Ông Yunus, vốn được biết đến như là ‘ngân hàng cho người nghèo’, đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2006 vì đã thành lập một ngân hàng tiên phong trong cuộc chiến chống đói nghèo thông qua các khoản vay nhỏ cho những người nghèo khổ cần vốn.

Việc bà Hasina bỏ chạy khỏi đất nước mà bà đã lãnh đạo đến 20 năm trong vòng 30 năm qua sau khi giành nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp hồi tháng 1 đã dẫn đến các cuộc biểu tình có khi biến thành bạo động khi đám đông xông vào dinh thự của bà cướp phá.

Bà đang ẩn náu tại một căn cứ không quân gần thủ đô New Delhi của Ấn Độ, điều mà ông Yunus nói khiến một số người dân Bangladesh tức giận với Ấn Độ.

Phong trào biểu tình do sinh viên lãnh đạo đi lên từ sự phản đối hạn ngạch các công việc chính phủ vốn đã leo thang vào tháng Bảy, dẫn đến đàn áp mạnh tay khiến thế giới chỉ trích, mặc dù chính phủ Bangladesh phủ nhận sử dụng vũ lực quá mức.

Các cuộc biểu tình cũng xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn và đàn áp chính trị trong nước

Đảng đối lập chính là Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP) đã tẩy chay hai cuộc bầu cử sau khi các lãnh đạo của họ bị bắt giữ, trong khi đại dịch COVID-19 đã tàn phá nền kinh tế trị giá 450 tỷ đô la sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, gây ra lạm phát cao, thất nghiệp và dự trữ ngoại hối ít đi.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG