Đường dẫn truy cập

Nhóm Nihon Hidankyo đoạt giải Nobel Hòa bình 2024 là ai?


Ông Toshiyuki Mimaki, đồng chủ tịch của Nihon Hidankyo, người sống sót sau khi một quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945, họp báo sau khi tổ chức này đoạt giải Nobel Hoà bình 2024 ngày 11/10/2024.
Ông Toshiyuki Mimaki, đồng chủ tịch của Nihon Hidankyo, người sống sót sau khi một quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945, họp báo sau khi tổ chức này đoạt giải Nobel Hoà bình 2024 ngày 11/10/2024.

Tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, còn được gọi là Hibakusha, đã giành giải Nobel Hòa bình hôm 11/10.

Vụ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản

Năm 1945, Hoa Kỳ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản để chấm dứt Thế chiến II và tránh một cuộc xâm lược tốn kém vào các đảo của Nhật Bản.

Hai quả bom đã giết chết khoảng 120.000 người ở Hiroshima và Nagasaki, hàng nghìn người khác chết vì bỏng và thương tích do bức xạ trong những năm sau đó. Hai quả bom nguyên tử này vẫn là vũ khí hạt nhân duy nhất được sử dụng trong chiến tranh.

Các hiệp hội địa phương

Số phận của những người sống sót sau vụ đánh bom Hiroshima và Nagasaki từ lâu đã bị che giấu và bỏ mặc, đặc biệt là trong những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc.

Các hiệp hội Hibakusha ở địa phương, cùng với các nạn nhân của các vụ thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương, đã thành lập Liên đoàn Các tổ chức Nạn nhân Bom A và Bom H Nhật Bản vào năm 1956.

Tổ chức này, có tên tiếng Nhật là Nihon Hidankyo, trở thành tổ chức Hibakusha lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản.

Lời kể của nhân chứng

Trong nhiều năm, Nihon Hidankyo đã cung cấp hàng nghìn lời khai của nhân chứng liên quan đến trải nghiệm về bom hạt nhân. Tổ chức này đã ra các nghị quyết và lời kêu gọi công khai, và gửi các phái đoàn hàng năm đến các cơ quan như Liên hiệp quốc và các hội nghị hòa bình để cổ súy giải trừ vũ khí hạt nhân.

Phong trào này đã giúp thúc đẩy sự phản đối toàn cầu đối với vũ khí hạt nhân thông qua sức mạnh của lời khai từ những người sống sót, đồng thời tạo ra các chiến dịch giáo dục và đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc về sự lan truyền và sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tương lai

Cứ mỗi năm trôi qua, số lượng người sống sót sau hai vụ nổ hạt nhân ở Nhật Bản cách đây gần 80 năm lại giảm đi.

Nhưng phong trào cơ sở này đã đóng vai trò tạo nên một nền văn hóa tưởng nhớ, tạo điều kiện cho các thế hệ trẻ Nhật Bản tiếp tục công việc này.

Diễn đàn

Liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG