Đường dẫn truy cập

Giai cấp trung lưu ngày càng đông tại TQ tiêu thụ nhiều hàng hiệu


Nhu cầu về các mặt hàng xa xỉ gia tăng là mối lợi lớn cho các cửa hàng bán các mặt hàng hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng như Prada, Gucci, Fendi...
Nhu cầu về các mặt hàng xa xỉ gia tăng là mối lợi lớn cho các cửa hàng bán các mặt hàng hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng như Prada, Gucci, Fendi...

Trước khi tiến lên vị thế quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Trung Quốc đang thay đổi tất cả, từ cán cân quân sự và quyền lực tài chính cho đến cách thức thiết kế xe hơi. Nó cũng đưa tới việc gia tăng thị trường tiêu thụ các mặt hàng sang trọng tại Trung Quốc, nơi mà người ta trông đợi sẽ lên tới 14 tỉ đô la trong năm năm tới.

Cô Xie Xiaoya (shi-eh - shao-ya) có một tủ quần áo đáng lẽ không ai sống tại xứ sở của ông Mao Trạch Đông trước đây dám nghĩ tới.

Cô sắp đi dự một buổi tiệc trà và cho biết cô cần một đôi giày và một ví tay cho thật phù hợp với chiếc áo dạ hội hiệu Valentino, nhà sản xuất quần áo thời trang lừng danh.

Nữ giám đốc chấp hành một công ty quảng cáo tại Bắc Kinh này kiếm được chừng 73.000 đô la một năm.

Cô cho biết cô chi khoảng 1/3 đồng lương để mua những mặt hàng sang trọng, đắt tiền như quần áo, đồng hồ đeo tay và ví xách .

Đối với cô Xie, những mặt hàng sang trọng này là một phần rất quan trọng cho hình ảnh của cô. Cô giải thích:

"Các loại hàng hiệu giúp người ta tự tin hơn và được xã hội công nhận, chào đón."

Trong lúc thế giơí bị chìm ngập trong cuộc suy thoái thì số bán những hàng xa xỉ phẩm tại Trung Quốc đã tăng 30%.

Ông Jean-Michel Dumont điều hành một công ty giao tế quần chúng tại châu Á, cho biết năm ngoái giới tiêu thụ Trung Quốc đã chi 9 tỉ 400 triệu đô la để mua những mặt hàng xa xỉ, qua mặt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn thứ nhì sau Nhật Bản. Ông đưa nhận định:

"Vì thế điều này đích thực là một phản ánh của sự thay đổi xã hội, nói chung là xu hướng kinh tế của Trung Quốc. Và sự thực, chắc chắn là ngày nay giới tiêu thụ Trung Quốc sẵn sàng tiến vào khu vực thị trường của các mặt hàng xa xỉ"

Nhu cầu về các mặt hàng xa xỉ gia tăng là mối lợi lớn cho các cửa hàng như Lenux, bán các mặt hàng hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng như Prada, Gucci, Fendi và những hàng hiệu cao cấp khác.

Quản lý cửa hàng, ông Ge Zing, nói rằng công ty đã mở 2 cửa hàng trong vòng 2 năm. Ông nói:

"Quí vị có thể thấy số bán của tất cả mọi loại hàng hiệu sang trọng đều bị giảm sút ở tất cả mọi nơi trên thế giới, trừ Trung Quốc, là nơi mà thị trường dành cho các mặt hàng này vẫn tăng. Vì vậy chúng tôi rất tin tưởng và đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định mở cửa hàng tại Trung Quốc."

Niềm tin của giới tiêu thụ cũng được phản ánh trong một cuộc khảo sát mới đây cho thấy giới tiêu thụ Trung Quốc theo dự kiến sẽ chi ra gần 15 tỉ đô la cho các mặt hàng xa xỉ trong 5 năm tới.

Kinh tế gia David Resler nói với đài VOA rằng chiều hướng trong chủ nghĩa tiêu thụ tại Trung Quốc là một trong những điểm sáng cho các nền kinh tế Tây phương.

Ông nhận định: "Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế hiện đại. Điều đó có nghĩa là họ cần nhập khẩu những hàng hóa từ các quốc gia đã phát triển như châu Âu và Hoa Kỳ."

Mặc dù giới tiêu thụ có niềm tin mới vào một nước Trung Quốc đang phát triển mạnh, các kinh tế gia nói rằng cách biệt giữa giới ưu đãi và giới nghèo chiếm đa số là khoảng cách lớn cùng cực.

Mặc dù Trung Quốc là nơi mà con số triệu phú ngày càng tăng, lợi tức đầu người cho 1 tỉ 300 triệu dân của nước này vẫn nằm vào hạng thấp nhất trong thế giới đang phát triển.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG