Đường dẫn truy cập

Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới


Cư dân Trung Quốc đạp xe ngang qua các tua-bin tại Nông trại Gió Quan Đình
Cư dân Trung Quốc đạp xe ngang qua các tua-bin tại Nông trại Gió Quan Đình

Cơ quan Năng lượng Quốc tế mới đây cho biết Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trên thế giới – vượt cả Hoa Kỳ. Trong khi Bắc Kinh tranh cãi về kết luận của Cơ quan này vì cho rằng các tính toán của cơ quan là sai lầm, Trung Quốc nói họ đang dẫn đầu thế giới về đầu tư vào năng lượng và sản xuất xanh. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Peter Simpson tưòng thuật về các nỗ lực của Bắc Kinh.

Các tua-bin vĩ đại tại Nông trại Gió Quan Đình là bối cảnh được ưa chuộng trong những bức hình chụp các cặp uyên ương vừa kết hôn vì nhận thấy các cấu trúc cao 60 mét này là biểu tượng của tính hiện đại, thêm vào những ngọn núi, những cánh đồng ngô và hồ ở phía xa, nằm cách thủ đô Bắc Kinh ồn ào vài chục kilomet.

Tiếng rì rào của những cánh quạt quay là âm thanh của Trung Quốc đi về hướng mầu xanh trong khi tìm cách giải quyết các nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng của xã hội tiêu thụ đang hiện đại hóa một cách nhanh chóng và một tình trạng công nghiệp hóa ở tốc độ cao.

Trung Quốc bực bội khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA mới đây đã nêu danh Trung Quốc là nước sử dụng năng lượng và thải nhiều khí carbon dioxide nhất thế giới.

Một nhà khảo cứu hàng đầu tại Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và Viện Khảo cứu Năng lượng, bà Hồ Tú Liên nói rằng các số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế là thiếu tin cậy và thiên lệch.

Bà Hồ nói rằng các số liệu thống kê của Trung Quốc chứng minh rằng Trung Quốc chưa phải là nước sử dụng nhiều năng lượng nhất thế giới. Bà nêu ra các số liệu tiêu thụ dầu như một thí dụ đi ngược lại các kết quả khảo cứu của IEA.

Bà nói rằng Trung Quốc sử dụng 2,15 tỷ tấn dầu mỗi năm; IEA thì nói Trung Quốc sử dụng tới 2,25 tấn. Sai số giữa hai số liệu này, theo bà Hồ, tạo ra một khác biệt lớn. Margin

Nhưng kinh tế gia trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Farih Birol không chịu nhận các tính toán của cơ quan là thiên lệch.

Kinh tế gia Birol nói: “Chúng tôi bao gồm cùng các dữ liệu cho tất cả các nước; chúng tôi theo đúng các quy ước và định nghĩa đã được chấp thuận của Liên hiệp quóc. Đây là các dữ liệu theo đúng các nguồn năng lượng chính của tất cả các nước. Chúng tôi không có vấn đề gì với bất cứ nước nào tranh cãi về các con số cả.”

Không thể phủ nhận rằng hàng trăm triệu người Trung Quốc đang mua nhà, tủ lạnh, ti-vi, xe cộ và những cái bẫy khao khát năng lượng của một xã hội tiêu thụ. Có báo cáo thường xuyên rằng Trung Quốc lệ thuộc nặng nề vào than đá rẻ tiền và có sẵn, nguồn tài nguyên chính tạo ra các mức carbon-dioxide ngày càng tăng bị quy cho là gây ra tình trạng tăng nhiệt toàn cầu và các tai hại khác cho môi truờng.

Nhưng chỉ có 1/3 trong khối dân khổng lồ của Trung Quốc thụ hưởng một lối sống hiện đại; hàng trăm triệu người tiêu thụ khác sẽ cần đến năng lượng trong những năm sắp tới.

Trung Quốc đang xây dựng hàng trăm nhà máy năng lượng chạy bằng than đá mỗi năm. Than đá cung cấp cho 70 phần trăm lượng tiêu thụ năng luợng, khiến cho nưóc này trở thành nước tiêu thụ và sản xuất nhiều than đá nhất trên thế giới.

Bắc Kinh đã từ chối không chấp thuận việc hạn chế tăng trưởng toàn bộ của họ trong việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch hoặc tiết giảm việc thải khí carbon dioxide và các loại khí có hiệu ứng nhà kính khác.

Sự kiện này gây bất mãn cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và các nỗ lực của các nhà lãnh đạo thế giới khác nhằm đúc kết một thỏa thuận quốc tế về khí hậu tại một hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc tại Copenhagen hồi tháng 12 năm ngoái.

Nhưng quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng dẫn đầu về các năng lượng thay thế.

Công ty khảo cứu toàn cầu REN 21 – một mạng lưới các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và các hiệp hội công nghiệp – báo cáo rằng tổng số năng lượng gió của Trung Quốc đã tăng gấp đôi 5 năm liền vào năm 2008, kết thúc năm đó với việc sản xuất 12 gigawatt và vượt chỉ tiêu phát triển năm 2010 là 10 gigawatt sớm 2 năm. Việc sản sinh năng lượng mặt trời và nước cũng đang bành trướng nhanh.

Bà Birol của IEA đồng ý rằng khi nói về việc đi về hướng công nghiệp xanh, thì Trung Quốc cũng là một nước lãnh đạo thế giới.

Bà Birol nói tiếp: “Tôi theo dõi các chính sách về năng lượng của gần như tất cả các nước lớn trên thế giới, và không có chính phủ nào khác lại năng động như chính phủ Trung Quốc trong việc thực thi các chính sách về năng lượng.”

Thanh tra về an toàn của Nông trại Gió Quan Định, ông Chung Dân Cường nói rằng tất cả năng lượng sản xuất tại trại chiếm 1 phần 10 nhu cầu về điện của Bắc Kinh.

Ông Chung cho biết trại được xây dựng để giúp làm sạch Bắc Kinh cho Thế vận hội 2008. Ông nói trại giúp làm giảm bớt sự lệ thuộc của Bắc Kinh vào năng lượng bẩn đã tạo ra lớp mù nổi tiếng của thủ đô Trung Quốc.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã dành 14,5% trong kế hoạch kích hoạt kinh tế 586 tỷ đô la cho công cuộc đầu tư vào công nghiệp xanh và tiết kiệm năng lượng.

Trung Quốc cũng đã thu hút các khoản đầu tư kỷ lục của các công ty nước ngoài trong 2 năm vừa qua.

Tuy nhiên, trở lại với thủ đô Bắc Kinh bị mù che phủ, các nhà máy công nghiệp trước đây, các khu cao ốc chung cư đang được xây dựng, các thương xá và số xe hơi tăng không ngừng, tương lại một lần nữa lại có vẻ bất định.

Người ta nêu câu hỏi liệu chính phủ có sẽ thỏa mãn nhu cầu về năng lượng do hậu quả của các kỳ vọng ngày càng tăng của khối dân 1,3 triệu đang khá khao tiêu thụ hay không? Một phần nhỏ của câu trả lời đã được nêu ra. Nhưng các câu hỏi nóng hổi vẫn còn đó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG