Trung Quốc cho biết đã di tản hơn 3000 công dân của họ khỏi Việt Nam sau cuộc bạo loạn chết người gây ra bởi căng thẳng dâng cao ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói những người được di tản bao gồm 16 công dân bị thương nặng khi người biểu tình Việt Nam xông vào đập phá nhà máy do nước ngoài sở hữu hôm thứ Ba và thứ Tư.
16 người nói trên nằm trong số khoảng 150 công nhân bị thương tại một nhà máy thép ở tỉnh Hà Tĩnh trong cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong lãnh hải Việt Nam.
Hôm thứ Bảy, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ vụ bạo động mới nào. Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, hôm thứ Bảy cũng lên tiếng bênh vực lực lượng an ninh trước cáo buộc nói rằng lực lượng an ninh đã không kiềm chế được vụ bất ổn, một ngày trước khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra tại một số thành phố của Việt Nam. Ông nói sẽ không dung thứ những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành công an Trung Quốc đã hối thúc Việt Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.
Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn vì Việt Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang. Bản tin cho biết Bộ trưởng Quang đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn du hành tới Việt Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền khích động. Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội “kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để “bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối” cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà phân tích nói rằng cuộc khủng hoảng xung quanh giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới rạn nứt ngoại giao xấu nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào đầu năm 1979.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn ở Biển Đông đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực và gây ra những cuộc đối đầu ngoại giao và hải quân với Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei.
Mỹ đã nhiều lần quy trách Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng. Hôm thứ Năm, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với một giới chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc rằng những hành động của Bắc Kinh gây nguy hiểm. Vị tướng này của Trung Quốc đáp lại ông Biden rằng Bắc Kinh sẽ không lùi bước.
Tháng trước, Tổng thống Barack Obama trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực rằng Washington sẽ giữ nguyên cam kết của mình bảo vệ những nước này. Trung Quốc cho rằng thông điệp này đang khuyến khích Việt Nam và các chính phủ khác đối đầu với Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói những người được di tản bao gồm 16 công dân bị thương nặng khi người biểu tình Việt Nam xông vào đập phá nhà máy do nước ngoài sở hữu hôm thứ Ba và thứ Tư.
16 người nói trên nằm trong số khoảng 150 công nhân bị thương tại một nhà máy thép ở tỉnh Hà Tĩnh trong cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong lãnh hải Việt Nam.
Hôm thứ Bảy, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ vụ bạo động mới nào. Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, hôm thứ Bảy cũng lên tiếng bênh vực lực lượng an ninh trước cáo buộc nói rằng lực lượng an ninh đã không kiềm chế được vụ bất ổn, một ngày trước khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra tại một số thành phố của Việt Nam. Ông nói sẽ không dung thứ những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành công an Trung Quốc đã hối thúc Việt Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.
Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn vì Việt Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang. Bản tin cho biết Bộ trưởng Quang đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn du hành tới Việt Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền khích động. Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội “kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để “bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối” cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà phân tích nói rằng cuộc khủng hoảng xung quanh giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới rạn nứt ngoại giao xấu nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào đầu năm 1979.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn ở Biển Đông đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực và gây ra những cuộc đối đầu ngoại giao và hải quân với Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei.
Mỹ đã nhiều lần quy trách Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng. Hôm thứ Năm, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với một giới chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc rằng những hành động của Bắc Kinh gây nguy hiểm. Vị tướng này của Trung Quốc đáp lại ông Biden rằng Bắc Kinh sẽ không lùi bước.
Tháng trước, Tổng thống Barack Obama trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực rằng Washington sẽ giữ nguyên cam kết của mình bảo vệ những nước này. Trung Quốc cho rằng thông điệp này đang khuyến khích Việt Nam và các chính phủ khác đối đầu với Bắc Kinh.