Một vụ rối loạn tại một nhà máy thép do người Đài Loan làm chủ ở Việt Nam đã gây tử vong cho một công nhân Trung Quốc, trong lúc hàng vạn người trên khắp nước biểu tình để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông.
Các giới chức cho biết vụ rối loạn ở tỉnh Hà Tĩnh hôm thứ Năm là vụ đầu tiên gây chết người trong làn sóng biểu tình chống Trung Quốc. Hàng ngàn người đã bãi công và xông vào đập phá các hãng xưởng do người nước ngoài làm chủ, gây thương tích cho khoảng 100 người.
Tại tỉnh Bình Dương, những đám đông nổi loạn đã đốt phá mười mấy công xưởng, kể cả những công xưởng của người Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhiều nhà máy trong khu vực đã đóng cửa ngày hôm qua trong lúc cảnh sát ra sức kiểm soát tình hình.
Bà Thái Uyển Thần, Chủ tịch Hiệp hội Thương gia Đài Loan ở Bình Dương, cho biết tình hình vẫn còn bất ổn, tuy có tin cho biết cảnh sát đã bắt giữ khoảng 400 người.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cảnh báo du hành cho công dân của họ ở Việt Nam. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tuần này nói rằng Bắc Kinh đang theo dõi sát tình hình.
Cuối tháng trước Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu khổng lồ do nhà nước làm chủ tới một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam nói là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Tàu bè của Việt Nam và Trung Quốc đã liên tục đối đầu với nhau với những vụ tông va và bắn vòi rồng, làm nhiều người lo ngại về việc có thể xảy ra xung đột quân sự.
Giáo sư Trầm Thế Thuận của Học viện Kinh tế Hải Khẩu nói rằng kẻ có lỗi trong vụ này là Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, cho rằng Trung Quốc là nước đã có những hành động làm cho vụ tranh chấp này leo thang một cách kịch liệt và tạo ra một thách thức lớn cho an ninh của khu vực Đông Nam Á.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương và Ðồng Nai:
Các giới chức cho biết vụ rối loạn ở tỉnh Hà Tĩnh hôm thứ Năm là vụ đầu tiên gây chết người trong làn sóng biểu tình chống Trung Quốc. Hàng ngàn người đã bãi công và xông vào đập phá các hãng xưởng do người nước ngoài làm chủ, gây thương tích cho khoảng 100 người.
Tại tỉnh Bình Dương, những đám đông nổi loạn đã đốt phá mười mấy công xưởng, kể cả những công xưởng của người Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhiều nhà máy trong khu vực đã đóng cửa ngày hôm qua trong lúc cảnh sát ra sức kiểm soát tình hình.
Bà Thái Uyển Thần, Chủ tịch Hiệp hội Thương gia Đài Loan ở Bình Dương, cho biết tình hình vẫn còn bất ổn, tuy có tin cho biết cảnh sát đã bắt giữ khoảng 400 người.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cảnh báo du hành cho công dân của họ ở Việt Nam. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tuần này nói rằng Bắc Kinh đang theo dõi sát tình hình.
Cuối tháng trước Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu khổng lồ do nhà nước làm chủ tới một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam nói là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Tàu bè của Việt Nam và Trung Quốc đã liên tục đối đầu với nhau với những vụ tông va và bắn vòi rồng, làm nhiều người lo ngại về việc có thể xảy ra xung đột quân sự.
Giáo sư Trầm Thế Thuận của Học viện Kinh tế Hải Khẩu nói rằng kẻ có lỗi trong vụ này là Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, cho rằng Trung Quốc là nước đã có những hành động làm cho vụ tranh chấp này leo thang một cách kịch liệt và tạo ra một thách thức lớn cho an ninh của khu vực Đông Nam Á.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương và Ðồng Nai: