Hôm nay, người biểu tình tìm cách lật đổ chính phủ đang gặp khó khăn của Thái Lan đã dời chỗ cắm trại trong một công viên ở Bangkok và lập một căn cứ mới gần nơi tọa lạc cố hữu của chính phủ. Nhưng phát biểu với các phóng viên lần đầu tiên trong vai trò mới, thủ tướng tạm quyền nhấn mạnh rằng bầu cử vẫn là cách tốt nhất để tiến tới. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Người biểu tình xuất phát từ Công viên Lumpini trong một cuộc diễu hành hướng tới một khu cắm trại mới gần văn phòng chính của Liên Hiệp Quốc, tổng hành dinh quân đội và khu nhà Chính phủ.
Không thấy sự hiện diện nào của các vị bộ trưởng của chính phủ gần khu nhà chính của chính phủ, đã không được chính phủ sử dụng từ nhiều tháng nay vì những cuộc biểu tình.
Thủ tướng lâm thời đang làm việc từ một văn phòng tại một khu ngoại ô.
Ông Niwathhamrong Boongsongpaisan, người lên nhậm chức tuần trước, đã được các ký giả nước ngoài hỏi vì sao giới hữu trách không có biện pháp chống lại lãnh đạo phong trào chống chính phủ.
“Chúng tôi không muốn xảy ra bạo động. Chúng tôi không muốn xảy ra giết chóc. Chúng tôi không muốn làm hại ai cả.”
Nhà lãnh đạo tạm quyền nhấn mạnh rằng “theo luật định, chúng tôi có quyền hợp pháp để ở lại cho đến khi có một chính phủ dân cử mới.”
Ông Niwatthamrong bày tỏ hy vọng rằng một cuộc họp giữa chính phủ tạm quyền và uỷ ban bầu cử, dự trù vào ngày thứ tư, sẽ đồng ý về ngày bỏ phiếu toàn quốc được ấn định vào ngày 20 tháng 7.
Nhưng đảng Dân chủ đối lập chính đã không tỏ ý muốn tham gia.
Thủ lãnh biểu tình Suthep Taugsuban đã bác bỏ việc bổ nhiệm người lãnh đạo lâm thời và đã yêu cầu Thượng viện, cùng các thẩm phán và uỷ ban bầu cử bổ nhiệm một người mới. Nhưng dường như không có mấy sự ủng hộ cho đề nghị này trong giới tư pháp.
Một phát ngôn viên của những người biểu tình, Akanat Promphan lập luận rằng kế hoạch của nhóm là cách duy nhất để giải quyết tình trạng bế tắc.
“Chúng tôi chỉ hy vọng là những người có quyền - chẳng hạn như Thượng viện - sẽ cùng đến với dân chúng và cố gắng tìm ra một giải pháp mau chóng bằng cách thiết lập một chính phủ mới hữu hiệu có khả năng và có tư thế giải quyết tất cả mọi vấn đề và đồng thời thúc đẩy cải cách.”
Trung tâm Quản lý Trật tự và Hòa bình, còn gọi tắt là CAPO, một lực lượng phối hợp giữa cảnh sát và quân đội, bác bỏ kế hoạch vừa kể và nói đất nước đã có một thủ tướng tạm quyền.
Phát ngôn viên CAP Sirima Sunawin nói tìm cách viện dẫn Ðiều khoản 7 trong Hiến pháp Thái Lan bằng cách này không chỉ đánh lạc hướng công chúng.
“Yêu cầu của họ không những là bất hợp pháp mà còn làm tăng thêm những xung đột giữa các nhóm trong xã hội có thể dẫn đến bạo lực, đối đầu và thậm chí cả một cuộc nội chiến.”
Khi các phóng viên hỏi thủ tướng lâm thời Niwattamrong liệu đất nước có thể tan rã hay không, ông đáp, “Tôi không cho là chúng tôi sẽ có nội chiến.”
Cách khuôn viên Tòa Nhà chính phủ bị chiếm đóng 15 kilomet, các ủng hộ viên chính phủ thuộc phe “áo đỏ” cũng đang tụ họp.
Cho đến giờ, khoảng cách đó có nghĩa là đã không có xung đột giữa các nhóm đối nghịch nhau.
Nhiều người dự đoán bất kỳ cuộc bạo động nào giữa hai nhóm cũng có thể dẫn đến sự can thiệp của quân đội nhiều thế lực và được kính nể của Thái Lan.
Quân đội đã thực hiện 18 âm mưu đảo chính kể từ đầu thập niên 1930.
Trong mấy tuần vừa qua, các tướng lãnh đã khẳng định một cuộc đảo chính nữa không phải là giải pháp cho tranh chấp chính trị nội bộ của Thái Lan. Tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha được trích thuật hôm thứ bảy nói rằng bất cứ hành động nào của quân đội sẽ chỉ là một “giải pháp cuối cùng.”
Nhận định vừa kể được đưa ra sau khi một nhân vật chính trong các cuộc biểu tình ngoài đường phố của phe “áo vàng” dẫn tới một cuộc đảo chính năm 2006, ông Sondhi Limthongkul tuyên bố tại một cuộc tụ tập ngoài đường phố rằng “một cuộc đảo chính không phải lúc nào cũng là một điều xấu nếu như nó đem lại thay đổi tốt hơn cho đất nước.”
Tình trạng biến động hiện nay bắt nguồn từ năm 2006 khi các cuộc biểu tình ngoài đường phố dẫn đến việc lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra. Nhà tài phiệt viễn thông quay ra làm chính trị vẫn còn được sử ủng hộ rộng rãi ở vùng nông thôn miền bắc. Nhiều người trong giới thượng lưu đô thị cực lực chống đối ông và người em là bà Yingluck Shinawatra, được bầu lên làm thủ tướng năm 2011.
Bà Yingluck bị buộc rời chức theo một quyết định của tòa án hồi tuần trước mà các ủng hộ viên gọi là một “cuộc đảo chính của ngành tư pháp.” Họ cũng cho rằng ông Niwatthamrong, trong tư cách một người từng ở trong ban quản trị của đài truyền hình nay không còn hoạt động nữa thuộc quyền sở hữu của ông Thaksin, bị ảnh hưởng bởi vị cựu thủ tướng.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở vương quốc này đang gây quan ngại trong và ngoài nước về sự ổn định lâu dài của Thái Lan.
Tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Naypyitaw của Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, ASEAN, các vị ngoại trưởng đã kêu gọi Thái Lan giải quyết những rắc rối chính trị qua đàm phán bằng cách tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và pháp trị.
Thái Lan là quốc gia duy nhất trong ASEAN không gửi người lãnh đạo chính phủ đến dự hội nghị thượng đỉnh này.
Người biểu tình xuất phát từ Công viên Lumpini trong một cuộc diễu hành hướng tới một khu cắm trại mới gần văn phòng chính của Liên Hiệp Quốc, tổng hành dinh quân đội và khu nhà Chính phủ.
Không thấy sự hiện diện nào của các vị bộ trưởng của chính phủ gần khu nhà chính của chính phủ, đã không được chính phủ sử dụng từ nhiều tháng nay vì những cuộc biểu tình.
Thủ tướng lâm thời đang làm việc từ một văn phòng tại một khu ngoại ô.
Ông Niwathhamrong Boongsongpaisan, người lên nhậm chức tuần trước, đã được các ký giả nước ngoài hỏi vì sao giới hữu trách không có biện pháp chống lại lãnh đạo phong trào chống chính phủ.
“Chúng tôi không muốn xảy ra bạo động. Chúng tôi không muốn xảy ra giết chóc. Chúng tôi không muốn làm hại ai cả.”
Nhà lãnh đạo tạm quyền nhấn mạnh rằng “theo luật định, chúng tôi có quyền hợp pháp để ở lại cho đến khi có một chính phủ dân cử mới.”
Ông Niwatthamrong bày tỏ hy vọng rằng một cuộc họp giữa chính phủ tạm quyền và uỷ ban bầu cử, dự trù vào ngày thứ tư, sẽ đồng ý về ngày bỏ phiếu toàn quốc được ấn định vào ngày 20 tháng 7.
Nhưng đảng Dân chủ đối lập chính đã không tỏ ý muốn tham gia.
Thủ lãnh biểu tình Suthep Taugsuban đã bác bỏ việc bổ nhiệm người lãnh đạo lâm thời và đã yêu cầu Thượng viện, cùng các thẩm phán và uỷ ban bầu cử bổ nhiệm một người mới. Nhưng dường như không có mấy sự ủng hộ cho đề nghị này trong giới tư pháp.
Một phát ngôn viên của những người biểu tình, Akanat Promphan lập luận rằng kế hoạch của nhóm là cách duy nhất để giải quyết tình trạng bế tắc.
“Chúng tôi chỉ hy vọng là những người có quyền - chẳng hạn như Thượng viện - sẽ cùng đến với dân chúng và cố gắng tìm ra một giải pháp mau chóng bằng cách thiết lập một chính phủ mới hữu hiệu có khả năng và có tư thế giải quyết tất cả mọi vấn đề và đồng thời thúc đẩy cải cách.”
Trung tâm Quản lý Trật tự và Hòa bình, còn gọi tắt là CAPO, một lực lượng phối hợp giữa cảnh sát và quân đội, bác bỏ kế hoạch vừa kể và nói đất nước đã có một thủ tướng tạm quyền.
Phát ngôn viên CAP Sirima Sunawin nói tìm cách viện dẫn Ðiều khoản 7 trong Hiến pháp Thái Lan bằng cách này không chỉ đánh lạc hướng công chúng.
“Yêu cầu của họ không những là bất hợp pháp mà còn làm tăng thêm những xung đột giữa các nhóm trong xã hội có thể dẫn đến bạo lực, đối đầu và thậm chí cả một cuộc nội chiến.”
Khi các phóng viên hỏi thủ tướng lâm thời Niwattamrong liệu đất nước có thể tan rã hay không, ông đáp, “Tôi không cho là chúng tôi sẽ có nội chiến.”
Cách khuôn viên Tòa Nhà chính phủ bị chiếm đóng 15 kilomet, các ủng hộ viên chính phủ thuộc phe “áo đỏ” cũng đang tụ họp.
Cho đến giờ, khoảng cách đó có nghĩa là đã không có xung đột giữa các nhóm đối nghịch nhau.
Nhiều người dự đoán bất kỳ cuộc bạo động nào giữa hai nhóm cũng có thể dẫn đến sự can thiệp của quân đội nhiều thế lực và được kính nể của Thái Lan.
Quân đội đã thực hiện 18 âm mưu đảo chính kể từ đầu thập niên 1930.
Trong mấy tuần vừa qua, các tướng lãnh đã khẳng định một cuộc đảo chính nữa không phải là giải pháp cho tranh chấp chính trị nội bộ của Thái Lan. Tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha được trích thuật hôm thứ bảy nói rằng bất cứ hành động nào của quân đội sẽ chỉ là một “giải pháp cuối cùng.”
Nhận định vừa kể được đưa ra sau khi một nhân vật chính trong các cuộc biểu tình ngoài đường phố của phe “áo vàng” dẫn tới một cuộc đảo chính năm 2006, ông Sondhi Limthongkul tuyên bố tại một cuộc tụ tập ngoài đường phố rằng “một cuộc đảo chính không phải lúc nào cũng là một điều xấu nếu như nó đem lại thay đổi tốt hơn cho đất nước.”
Tình trạng biến động hiện nay bắt nguồn từ năm 2006 khi các cuộc biểu tình ngoài đường phố dẫn đến việc lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra. Nhà tài phiệt viễn thông quay ra làm chính trị vẫn còn được sử ủng hộ rộng rãi ở vùng nông thôn miền bắc. Nhiều người trong giới thượng lưu đô thị cực lực chống đối ông và người em là bà Yingluck Shinawatra, được bầu lên làm thủ tướng năm 2011.
Bà Yingluck bị buộc rời chức theo một quyết định của tòa án hồi tuần trước mà các ủng hộ viên gọi là một “cuộc đảo chính của ngành tư pháp.” Họ cũng cho rằng ông Niwatthamrong, trong tư cách một người từng ở trong ban quản trị của đài truyền hình nay không còn hoạt động nữa thuộc quyền sở hữu của ông Thaksin, bị ảnh hưởng bởi vị cựu thủ tướng.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở vương quốc này đang gây quan ngại trong và ngoài nước về sự ổn định lâu dài của Thái Lan.
Tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Naypyitaw của Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, ASEAN, các vị ngoại trưởng đã kêu gọi Thái Lan giải quyết những rắc rối chính trị qua đàm phán bằng cách tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và pháp trị.
Thái Lan là quốc gia duy nhất trong ASEAN không gửi người lãnh đạo chính phủ đến dự hội nghị thượng đỉnh này.