BANGKOK — Những cuộc biểu tình thân và chống chính phủ đã làm gia tăng căng thẳng chính trị gữa lúc các nhà lãnh đạo chống chính phủ ngày thứ Bảy tìm cách bổ nhiệm một thủ tướng không do dân bầu. Những người biểu tình thân chính phủ kêu gọi tổ chức bầu cử mới trong khi áp lực đang dồn lên chính phủ do Đảng Pheu Thai lãnh đạo giữa những lo ngại về bạo động.
Giữa lúc căng thẳng chính trị gia tăng, những người ủng hộ chính phủ thường được gọi là Phe Áo Đỏ biểu tình vào ngày thứ Bảy cho biết nhất định sẽ chống trả, dù có những lời kêu gọi Thủ tướng tạm quyền Niwatthamrong Bunsongpaisal từ chức và thay thế bằng một nhà lãnh đạo không do dân bầu trước cuộc tổng tuyển cử mới.
Phe Áo Đỏ, những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, kêu gọi tổng tuyển cử mới trong thời gian chính phủ tạm quyền do Đảng Pheu Thai lãnh đạo nắm quyền.
Ông Thida Tavornseth, một lãnh tụ cao cấp của Phe Áo Đỏ, nói cuộc biểu tình là để ủng hộ dân chủ:
“Tranh đấu cho dân chủ. Tranh đấu cho dân chủ. Tranh đấu cho dân chủ. Chúng tôi muốn có bầu cử.”
Ủy ban Bầu cử đã ấn định ngày 20 tháng 7 là ngày bầu cử mới sau khi kết quả cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 bị hủy bỏ vì Đảng Dân chủ đối lập tẩy chay cuộc bầu cử.
Chính phủ tạm quyền cũng đang đối mặt với những áp lực ngày càng tăng của những người biểu tình chống chính phủ.
Những người biểu tình kêu gọi cải cách sâu rộng trước cuộc bầu cử đã tăng cường chiến dịch bổ nhiệm một nhà lãnh đạo không do dân bầu sau khi tòa án hiến pháp bãi chức Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin và 9 thành viên nội các.
Ông Thaksin, bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào năm 2006, đã rời Thái Lan và tự sống lưu vong sau khi tòa án kết án tù ông vì tội tham nhũng.
Các lãnh tụ Phe Áo Đỏ cảnh báo họ sẽ “leo thang chiến đấu” nếu quân đội can thiệp hay là cử một nhà lãnh đạo không do dân bầu lên, gây nên những lo ngại sẽ có những vụ đụng độ hay đánh bom tại thủ đô.
Lãnh tụ của Hội đồng Cải cách Dân chủ Nhân dân PDRC, ông Suthep Thaugsuban, kêu gọi Thượng viện Thái Lan chọn một tân Thủ tướng. Tuy nhiên chủ tịch Quốc hội vừa được bầu Surachai Liangboonlertchai cho đến nay vẫn chưa cam kết có hành động như vậy.
Vào ngày thứ Bảy, Tổ chức theo dõi Nhân quyền HRW có trụ sở tại New York cùng với những hội truyền thông Thái Lan chỉ trích những người biểu tình chống chính phủ bao vây các đài truyền hình chính, đe doa cắt điện trừ phi ngưng phát sóng những thông tin từ những nguồn của chính phủ.
Một bài diễn văn của ông Suthep tại một cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà hành chính của chính phủ sau đó được phát hình trên một số đài truyền hình Thái Lan.
Ông Sunai Phasuk, một nhà nghiên cứu của HRW, nói dù căng thẳng lên cao, các phe nhóm cần phải khước từ bạo động.
“Trong bầu không khí căng thẳng lên cao như thế này, phương cách duy nhất để ngăn chặn tình hình leo thang là các lãnh tụ thuộc các tổ chức chính trị cũng như nhà cầm quyền trong nước tiến tới và khước từ sử dụng bạo động, và thay vào đó là tìm cách giải quyết những khác biệt một cách ôn hòa qua các biện pháp dân chủ.”
Một phát ngôn viên của đảng Pheu Thai cáo buộc ông Suthep bao vây một đài truyền hình của nhà nước trong một nỗ lực nhằm khiêu khích bạo động có thể đưa tới một cuộc đảo chính. An ninh đã được tăng cường tại Bangkok.
Tổng Tư lệnh quân đội Thái Lan đã bác bỏ khả năng đảo chính, nói rằng quân đội chỉ can thiệp nếu cảnh sát không có khả năng kiểm soát bạo động bùng phát. Hơn 20 người thiệt mạng và nhiều người bị thương kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu cách đây 7 tháng.
Giữa lúc căng thẳng chính trị gia tăng, những người ủng hộ chính phủ thường được gọi là Phe Áo Đỏ biểu tình vào ngày thứ Bảy cho biết nhất định sẽ chống trả, dù có những lời kêu gọi Thủ tướng tạm quyền Niwatthamrong Bunsongpaisal từ chức và thay thế bằng một nhà lãnh đạo không do dân bầu trước cuộc tổng tuyển cử mới.
Phe Áo Đỏ, những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, kêu gọi tổng tuyển cử mới trong thời gian chính phủ tạm quyền do Đảng Pheu Thai lãnh đạo nắm quyền.
Ông Thida Tavornseth, một lãnh tụ cao cấp của Phe Áo Đỏ, nói cuộc biểu tình là để ủng hộ dân chủ:
“Tranh đấu cho dân chủ. Tranh đấu cho dân chủ. Tranh đấu cho dân chủ. Chúng tôi muốn có bầu cử.”
Ủy ban Bầu cử đã ấn định ngày 20 tháng 7 là ngày bầu cử mới sau khi kết quả cuộc bầu cử ngày 2 tháng 2 bị hủy bỏ vì Đảng Dân chủ đối lập tẩy chay cuộc bầu cử.
Chính phủ tạm quyền cũng đang đối mặt với những áp lực ngày càng tăng của những người biểu tình chống chính phủ.
Những người biểu tình kêu gọi cải cách sâu rộng trước cuộc bầu cử đã tăng cường chiến dịch bổ nhiệm một nhà lãnh đạo không do dân bầu sau khi tòa án hiến pháp bãi chức Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin và 9 thành viên nội các.
Ông Thaksin, bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào năm 2006, đã rời Thái Lan và tự sống lưu vong sau khi tòa án kết án tù ông vì tội tham nhũng.
Các lãnh tụ Phe Áo Đỏ cảnh báo họ sẽ “leo thang chiến đấu” nếu quân đội can thiệp hay là cử một nhà lãnh đạo không do dân bầu lên, gây nên những lo ngại sẽ có những vụ đụng độ hay đánh bom tại thủ đô.
Lãnh tụ của Hội đồng Cải cách Dân chủ Nhân dân PDRC, ông Suthep Thaugsuban, kêu gọi Thượng viện Thái Lan chọn một tân Thủ tướng. Tuy nhiên chủ tịch Quốc hội vừa được bầu Surachai Liangboonlertchai cho đến nay vẫn chưa cam kết có hành động như vậy.
Vào ngày thứ Bảy, Tổ chức theo dõi Nhân quyền HRW có trụ sở tại New York cùng với những hội truyền thông Thái Lan chỉ trích những người biểu tình chống chính phủ bao vây các đài truyền hình chính, đe doa cắt điện trừ phi ngưng phát sóng những thông tin từ những nguồn của chính phủ.
Một bài diễn văn của ông Suthep tại một cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà hành chính của chính phủ sau đó được phát hình trên một số đài truyền hình Thái Lan.
Ông Sunai Phasuk, một nhà nghiên cứu của HRW, nói dù căng thẳng lên cao, các phe nhóm cần phải khước từ bạo động.
“Trong bầu không khí căng thẳng lên cao như thế này, phương cách duy nhất để ngăn chặn tình hình leo thang là các lãnh tụ thuộc các tổ chức chính trị cũng như nhà cầm quyền trong nước tiến tới và khước từ sử dụng bạo động, và thay vào đó là tìm cách giải quyết những khác biệt một cách ôn hòa qua các biện pháp dân chủ.”
Một phát ngôn viên của đảng Pheu Thai cáo buộc ông Suthep bao vây một đài truyền hình của nhà nước trong một nỗ lực nhằm khiêu khích bạo động có thể đưa tới một cuộc đảo chính. An ninh đã được tăng cường tại Bangkok.
Tổng Tư lệnh quân đội Thái Lan đã bác bỏ khả năng đảo chính, nói rằng quân đội chỉ can thiệp nếu cảnh sát không có khả năng kiểm soát bạo động bùng phát. Hơn 20 người thiệt mạng và nhiều người bị thương kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu cách đây 7 tháng.