Trong lúc các cuộc thảo luận về khí hậu biến đổi tập trung vào chuyện nước biển dâng lên, các nhà khoa học của trường đại học British Columbia tại Canada cho rằng nhiệt độ ấm hơn đã tác động đến các đại dương và thủy sản trên thế giới trong khoảng 40 năm.
Họ đã dùng cách chọn lựa nhiệt độ của đàn cá và các chủng loại thủy sản khác làm “hàn thử biểu” để đo mức độ thay đổi, và họ nhận thấy các sinh vật này từ từ đi khỏi đường xích đạo để đến những dòng nước mát và sâu hơn.
Các nhà khảo cứu đã phân tích dữ liệu đánh bắt thủy sản của thế giới từ 1970 đến 2006 và thấy rằng phần lớn các vụ đánh bắt đều nhắm vào các chủng loại sống ở vùng nước ấm.
Trưởng nhóm khảo cứu William Cheung lưu ý rằng trong khi tàu thuyền ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Hoa Kỳ đánh bắt các chủng loại mới thường được tìm thấy gần vùng nhiệt đới thì trong vùng nhiệt đới, biến đổi khí hậu làm cho các loài sinh vật biển bớt đi và sản lượng đánh bắt cũng giảm, tạo ra tác động nghiêm trọng về an ninh lương thực.
Cuộc khảo cứu về những thay đổi trong việc phân bổ loài cá trên thế giới do hậu quả của khí hậu biến đổi đã được đăng trong tập san “Nature” tháng này.
Họ đã dùng cách chọn lựa nhiệt độ của đàn cá và các chủng loại thủy sản khác làm “hàn thử biểu” để đo mức độ thay đổi, và họ nhận thấy các sinh vật này từ từ đi khỏi đường xích đạo để đến những dòng nước mát và sâu hơn.
Các nhà khảo cứu đã phân tích dữ liệu đánh bắt thủy sản của thế giới từ 1970 đến 2006 và thấy rằng phần lớn các vụ đánh bắt đều nhắm vào các chủng loại sống ở vùng nước ấm.
Trưởng nhóm khảo cứu William Cheung lưu ý rằng trong khi tàu thuyền ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Hoa Kỳ đánh bắt các chủng loại mới thường được tìm thấy gần vùng nhiệt đới thì trong vùng nhiệt đới, biến đổi khí hậu làm cho các loài sinh vật biển bớt đi và sản lượng đánh bắt cũng giảm, tạo ra tác động nghiêm trọng về an ninh lương thực.
Cuộc khảo cứu về những thay đổi trong việc phân bổ loài cá trên thế giới do hậu quả của khí hậu biến đổi đã được đăng trong tập san “Nature” tháng này.