BANKOK —
Hạ vùng châu thổ sông Mekong ở Ðông nam châu Á sắp mất đi 1/3 các khu rừng thiên nhiên trong 2 thập niên sắp tới, theo một bản phúc trình của Quỹ Thiên nhiên Thế giới. Các chuyên gia về rừng quy trách tiến độ hiện thời của nạn phá rừng cho sự kiện các chính phủ đánh giá thấp các tài nguyên rừng.
Bản phúc trình của Quỹ Thiên nhiên Thế giới, có tựa đề là “Các hệ sinh thái ở vùng Mekong mở rộng” nói trong thời gian từ 1973 đến 2009, các nuớc ở hạ nguồn sông Mekong đã đốn gần 1/3 rừng của họ để lấy gỗ và để khai quang cho nông nghiệp.
Miến Ðiện và Lào mất đi 24% vùng đất rừng. Kampuchea mất 22%, trong khi Thái Lan và Việt Nam đã khai quang chặt đi 43% cây rừng của họ.
“Các rừng cột trụ”, một vùng rộng 3 kilomet vuông rừng liền, đã tụt giảm từ 70 xuống còn 20% tổng diện tích rừng.
Nhóm bảo vệ môi trường này nói tiến độ phá rừng đang tăng tốc, và các nước có nguy cơ mất đi 1/3 cây rừng còn lại vào năm 2030.
Ông Geoffrey Blate là cố vấn khu vực về sinh thái của Quỹ Thiên nhiên Thế giới ở Bangkok và là người góp phần viết bản phúc trình.
Ông nói dường như lượng cao nhất toàn diện về phá rừng xảy diễn ở nơi có nhiều cây nhầt – đó là Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar:
“Dường như Myanmar, Kampuchea và Lào thực sự là những điểm nóng phá rừng ngay lúc này. Ðó là nơi có phần lớn những khoảng rừng rộng và cũng là nơi ta chứng kiến mức độ phá rừng cao nhất.”
Những phát hiện của bản phúc trình dựa vào sự phân tích các dữ liệu thu thập được bằng vệ tinh và trái ngược với những số liệu chính thức của các nước đó.
Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc báo cáo những số liệu chính thức của các nước trong khu vực cho thấy mức độ phá rừng chậm lại trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010.
Quỹ Thiên nhiên Thế giới nói các số liệu đó có thể sai lạc, bởi vì một số nước dán nhãn đồn điền nông nghiệp cho các cây cao su, cây sắn và cây cọ là những khu rừng.
Các tập tục đó có thể là lý do khiến Việt Nam tuyên bố diện tích rừng gia tăng.
Các chuyên gia về rừng nói các nước trong vùng đã không đánh giá đủ cao đối với rừng của họ và chỉ nhìn vào giá thị trường của các tài nguyên rút ra hay gặt hái được.
Ông Thomas Enters là một phối hợp viên khu vực của Liên Hiệp Quốc về châu Á Thái Bình Dương.
Ông nói cần phải có cam kết chính trị ở mức độ cao nhất bởi vì khích lệ kinh tế là đưa thêm các nhà đầu tư vào để phá rừng:
“Ðiều họ không đánh giá cao là sự đa dạng sinh học trong đó và các dịch vụ khác nhau về hệ sinh thái, như bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước,cơ bản là giữ cho nước sách hơn, giữ cho các phù sa ở vùng đất cao thay vì tuôn xuống, đổ vào các con sông và các hồ chức nước được xây dựng cơ bản đằng sau các đập.”
Ông Enters cho rằng những hạn chế về đốn gỗ ở trong vùng chỉ được áp dụng sau khi xảy ra những trận lụt tai hại, cho thấy rằng diện tích rừng thiên nhiên có phần chắc sẽ tiếp tục đi xuống cho đến khi các nước nhận ra rằng họ đã mất quá nhiều.
Bản phúc trình của Quỹ Thiên nhiên Thế giới, có tựa đề là “Các hệ sinh thái ở vùng Mekong mở rộng” nói trong thời gian từ 1973 đến 2009, các nuớc ở hạ nguồn sông Mekong đã đốn gần 1/3 rừng của họ để lấy gỗ và để khai quang cho nông nghiệp.
Miến Ðiện và Lào mất đi 24% vùng đất rừng. Kampuchea mất 22%, trong khi Thái Lan và Việt Nam đã khai quang chặt đi 43% cây rừng của họ.
“Các rừng cột trụ”, một vùng rộng 3 kilomet vuông rừng liền, đã tụt giảm từ 70 xuống còn 20% tổng diện tích rừng.
Nhóm bảo vệ môi trường này nói tiến độ phá rừng đang tăng tốc, và các nước có nguy cơ mất đi 1/3 cây rừng còn lại vào năm 2030.
Ông Geoffrey Blate là cố vấn khu vực về sinh thái của Quỹ Thiên nhiên Thế giới ở Bangkok và là người góp phần viết bản phúc trình.
Ông nói dường như lượng cao nhất toàn diện về phá rừng xảy diễn ở nơi có nhiều cây nhầt – đó là Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar:
“Dường như Myanmar, Kampuchea và Lào thực sự là những điểm nóng phá rừng ngay lúc này. Ðó là nơi có phần lớn những khoảng rừng rộng và cũng là nơi ta chứng kiến mức độ phá rừng cao nhất.”
Những phát hiện của bản phúc trình dựa vào sự phân tích các dữ liệu thu thập được bằng vệ tinh và trái ngược với những số liệu chính thức của các nước đó.
Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc báo cáo những số liệu chính thức của các nước trong khu vực cho thấy mức độ phá rừng chậm lại trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2010.
Quỹ Thiên nhiên Thế giới nói các số liệu đó có thể sai lạc, bởi vì một số nước dán nhãn đồn điền nông nghiệp cho các cây cao su, cây sắn và cây cọ là những khu rừng.
Các tập tục đó có thể là lý do khiến Việt Nam tuyên bố diện tích rừng gia tăng.
Các chuyên gia về rừng nói các nước trong vùng đã không đánh giá đủ cao đối với rừng của họ và chỉ nhìn vào giá thị trường của các tài nguyên rút ra hay gặt hái được.
Ông Thomas Enters là một phối hợp viên khu vực của Liên Hiệp Quốc về châu Á Thái Bình Dương.
Ông nói cần phải có cam kết chính trị ở mức độ cao nhất bởi vì khích lệ kinh tế là đưa thêm các nhà đầu tư vào để phá rừng:
“Ðiều họ không đánh giá cao là sự đa dạng sinh học trong đó và các dịch vụ khác nhau về hệ sinh thái, như bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước,cơ bản là giữ cho nước sách hơn, giữ cho các phù sa ở vùng đất cao thay vì tuôn xuống, đổ vào các con sông và các hồ chức nước được xây dựng cơ bản đằng sau các đập.”
Ông Enters cho rằng những hạn chế về đốn gỗ ở trong vùng chỉ được áp dụng sau khi xảy ra những trận lụt tai hại, cho thấy rằng diện tích rừng thiên nhiên có phần chắc sẽ tiếp tục đi xuống cho đến khi các nước nhận ra rằng họ đã mất quá nhiều.