Theo một nghiên cứu mới, hàng triệu người ở các nước đang phát triển sống gần những bãi rác thải độc hại đang đối mặt với những mối nguy hiểm có thể là nghiêm trọng đối với sức khỏe tâm thần và thể chất. Báo cáo cho hay những nguy hiểm gây ra do phơi nhiễm chất thải hóa học cũng tương đương như những nguy hiểm do bệnh sốt rét và ô nhiễm không khí mang lại. Thông tín viên đài VOA Jessica Berman tường trình chi tiết.
Nghiên cứu của một tổ chức môi trường tại New York đã phân tích mẫu nước và đất tại 373 bãi rác thải ở ba nước Ấn Độ, Indonesia và Pakistan với tổng dân số hơn 1,5 tỷ người, chiếm khoảng một phần năm dân số thế giới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng hơn 8,6 triệu người sống gần những bãi rác thải vào năm 2010 bị phơi nhiễm những hóa chất thực sự độc hại.
"Chì, crôm, phốt-phát, các loại hóa chất hữu cơ khác, thuốc trừ sâu và những thứ tương tự. Không may là chúng có mặt khắp nơi trên thế giới."
Ðó là phát biểu của ông Richard Fuller, đồng tác giả nghiên cứu và là người đứng đầu của Viện Blacksmith, nơi tài trợ cho nghiên cứu này và là nơi nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở những nước thu nhập thấp và trung bình.
Cuộc khảo sát ở 3 quốc gia cho thấy mức độ ô nhiễm cao nhất là ở chì, một kim loại độc hại mà nếu hấp thụ vào máu có thể làm tổn thương sự phát triển thần kinh của thai nhi và hạ thấp chỉ số IQ ở trẻ em, một thước đo khả năng tư duy.
Theo các nhà nghiên cứu, hai phần ba những người bị phơi nhiễm chì gần những bãi rác ở Pakistan, Ấn Độ và Indonesia là trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nhưng tác giả chính của nghiên cứu, ông Kevin Chatham-Stephens, một chuyên gia về sức khỏe môi trường trẻ em thuộc Trường Y Mount Sinai ở New York, nói rằng những người sống gần những bãi chất thải độc hại có thể thực hiện những bước đơn giản để giảm thiểu nguy cơ.
"Mặc dù có vẻ như không mấy quan trọng, nhưng rửa tay là một trong những cách thức có hiệu quả nhất mà ta có thể sử dụng để làm giảm sự phơi nhiễm hóa chất. Vì đôi khi những hóa chất như chì có thể lẫn trong bụi và nếu tay ta dính bụi và ta bốc thức ăn rồi lấy tay lau miệng hoặc đại loại như thế, thế là hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta."
Viện Blacksmith đang đánh giá mức độ độc hại của những bãi thải hóa chất ở 70 nước đang phát triển khác, với hy vọng sẽ giúp tổ chức công tác làm sạch. Ông Fuller nói rằng tiến trình khắc phục mức độc hại của các bãi thải hóa chất sẽ chậm chạp, nhưng các nước mà ông đang làm việc cùng rất sẵn sàng hợp tác.
"Mọi người ở đây ai cũng có lòng và mong muốn làm điều tốt nhất có thể. Vì vậy chúng tôi nghĩ có thể được. Chỉ là sẽ rất mất công thôi."
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật từ những bãi chất thải độc hại ở Ấn Độ, Pakistan và Indonesia được đăng trên trang mạng của tạp chí Environmental Health Perspectives.
Nghiên cứu của một tổ chức môi trường tại New York đã phân tích mẫu nước và đất tại 373 bãi rác thải ở ba nước Ấn Độ, Indonesia và Pakistan với tổng dân số hơn 1,5 tỷ người, chiếm khoảng một phần năm dân số thế giới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng hơn 8,6 triệu người sống gần những bãi rác thải vào năm 2010 bị phơi nhiễm những hóa chất thực sự độc hại.
"Chì, crôm, phốt-phát, các loại hóa chất hữu cơ khác, thuốc trừ sâu và những thứ tương tự. Không may là chúng có mặt khắp nơi trên thế giới."
Ðó là phát biểu của ông Richard Fuller, đồng tác giả nghiên cứu và là người đứng đầu của Viện Blacksmith, nơi tài trợ cho nghiên cứu này và là nơi nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở những nước thu nhập thấp và trung bình.
Cuộc khảo sát ở 3 quốc gia cho thấy mức độ ô nhiễm cao nhất là ở chì, một kim loại độc hại mà nếu hấp thụ vào máu có thể làm tổn thương sự phát triển thần kinh của thai nhi và hạ thấp chỉ số IQ ở trẻ em, một thước đo khả năng tư duy.
Theo các nhà nghiên cứu, hai phần ba những người bị phơi nhiễm chì gần những bãi rác ở Pakistan, Ấn Độ và Indonesia là trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nhưng tác giả chính của nghiên cứu, ông Kevin Chatham-Stephens, một chuyên gia về sức khỏe môi trường trẻ em thuộc Trường Y Mount Sinai ở New York, nói rằng những người sống gần những bãi chất thải độc hại có thể thực hiện những bước đơn giản để giảm thiểu nguy cơ.
"Mặc dù có vẻ như không mấy quan trọng, nhưng rửa tay là một trong những cách thức có hiệu quả nhất mà ta có thể sử dụng để làm giảm sự phơi nhiễm hóa chất. Vì đôi khi những hóa chất như chì có thể lẫn trong bụi và nếu tay ta dính bụi và ta bốc thức ăn rồi lấy tay lau miệng hoặc đại loại như thế, thế là hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta."
Viện Blacksmith đang đánh giá mức độ độc hại của những bãi thải hóa chất ở 70 nước đang phát triển khác, với hy vọng sẽ giúp tổ chức công tác làm sạch. Ông Fuller nói rằng tiến trình khắc phục mức độc hại của các bãi thải hóa chất sẽ chậm chạp, nhưng các nước mà ông đang làm việc cùng rất sẵn sàng hợp tác.
"Mọi người ở đây ai cũng có lòng và mong muốn làm điều tốt nhất có thể. Vì vậy chúng tôi nghĩ có thể được. Chỉ là sẽ rất mất công thôi."
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật từ những bãi chất thải độc hại ở Ấn Độ, Pakistan và Indonesia được đăng trên trang mạng của tạp chí Environmental Health Perspectives.