Đường dẫn truy cập

Ngày Trái Ðất 2013: Bộ mặt của biến đổi khí hậu


Các nhà bảo vệ môi trường và nghệ sĩ từ Trung tâm Văn hóa Philippines nắm tay nhau trong một sự kiện kỷ niệm Ngày Trái Đất tại Manila, 21/4/2013.
Các nhà bảo vệ môi trường và nghệ sĩ từ Trung tâm Văn hóa Philippines nắm tay nhau trong một sự kiện kỷ niệm Ngày Trái Đất tại Manila, 21/4/2013.
Khoảng 1 tỷ người trên thế giới đánh dấu Ngày Trái Ðất hàng năm vào 22 tháng 4, khiến sự kiện vinh danh môi trường này trở thành những buổi lễ dân sự lớn nhất hành tinh này. Trung tâm điểm là Mạng lưới Ngày Trái đất, một tổ chức bất vụ lợi mà những người sáng lập đã phát động Ngày Trái đất đầu tiên vào năm 1970. Mạng lưới này đã giúp quảng bá cho sự kiện kể từ khi đó. Chủ đề của năm nay là “Bộ Mặt Biến đổi Khí hậu.” Cuộc vận động này đã vận dụng Internet và truyền thông xã hội để tạo ra một cuộc trưng bày bằng kỹ thuật số những con người, nhưng nơi chốn và dã sinh đã bị tác động bởi sự biến đổi khí hậu.

Ông Franklin Russell muốn thấy mặt bạn trên bức tường ảo. Ông là giám đốc của Ngày Trái Ðất do Mạng lưới Trái đất chủ trương, và đứng đầu cuộc vận động mang tên Bộ mặt của Biến đổi Khí hậu. 20 ngàn nhóm đối tác của mạng lưới đang giúp quảng bá sự kiện này.

Ông Russell cho biết mạng lưới có một vài bức hình mới đây từ Ấn Ðộ, do các học sinh dùng các bao plastic tái chế để làm thành các chậu trồng cây. Mạng lưới có một nhóm người xuống đường và kêu gọi chính phủ bắt đầu có hành động.

Hàng ngàn người giơ xe đạp lên để kỷ niệm Ngày Trái Ðất tại công viên thành phố Budapest, Hungary.
Hàng ngàn người giơ xe đạp lên để kỷ niệm Ngày Trái Ðất tại công viên thành phố Budapest, Hungary.
Theo ông Russell cuộc vận động dựa vào mạng Internet đang thu thập hàng ngàn hình ảnh bằng kỹ thuật số từ Facebook, Instagram và các phương tiện truyền thông xã hội khác liên kết với trang web earthday.org

Ông Russell nói điểm chủ chốt là tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt… khuyến khích họ tự chụp hình, mô tả hoặc tác động của sự biến đổi khí hậu, hoặc thậm chí một số giải pháp mà họ tham gia, chia sẻ và giúp mạng lưói xây dựng một tấm khảm bằng kỹ thuật số gây ấn tượng thực sự có thể chia sẻ với toàn thế giới để tạo ảnh hưởng đối với sự thay đổi.

Tấm khảm đó, xuất hiện như một bức tường với các hình ảnh có thể quét được, thực là diệu kỳ. Ta có thể dừng lại ở một bức hình, bấm chuột vào đó để lật bức hình lại, đọc thêm ở phía sau và dùng Twitter để bình luận về những gì mình thấy.

Hình ảnh một bé gái tên Stephanie hiện ra. Em đang ở trên một tảng băng ở New Zealand và than phiền rằng nhiệt độ ấm hơn khiến em không thể trèo lên một vài đỉnh băng.

Một bức hình khác cho thấy phụ nữ ở Kenya học cách sử dụng các lò nấu vừa được thiết kế có tính hữu hiệu hơn, ít gây ô nhiễm và an toàn hơn khi sử dụng. Chúng ta cũng gặp Sarah Vant, một nhà giáo dục làm việc cho một tổ chức bất vụ lợi ở Anh quốc gọi là EcoActive. Bà làm việc với những người thuộc mọi lứa tuổi để thăm dò các giải pháp cho các vấn đề về môi trường.

Diễn viên Romania biểu diễn kỷ niệm Ngày Trái đất ở Bucharest.
Diễn viên Romania biểu diễn kỷ niệm Ngày Trái đất ở Bucharest.
Bà Van Sant đưa ra hình ảnh của bà và con rối gấu bắc cực tên là Polo. Gấu Polo giúp bà Sarah giải thích cho trẻ em cách thức chăm sóc môi trường và các nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt nếu chúng ta không làm như thế.

Một người khác đưa chúng ta tới một trại tỵ nạn trên biên giới Thái Lan và Miến Ðiện. Ta thấy một phụ nữ 75 tuổi mang một tấm chắn mặt trời để đặt lên căn lều mái giạ của bà.

600 người tỵ nạn từ Miến Ðiện đã sống ở trại này từ năm 2007. Họ bị kẹt trong các vụ chia rẽ sắc tộc và chính trị và không thể trở về nhà. Tệ hơn nữa là trại này không được cả Liên Hiệp Quốc lẫn Thái Lan thừa nhận. Và mãi cho đến khi Quỹ Branch can thiệp thì trại mới có điện.

Bà Iona Proebst là giám đốc điều hành của Quỹ Branch này, một tổ chức bất vụ lợi giúp những người bị gạt ra ngoài lề ở Ðông nam Á. Bà nói các tấm chắn mặt trời đã làm thay đổi cuộc sống hàng ngày ở trại tỵ nạn.

Bà Proebst cho biết điểm của các học sinh đã tăng lên trong trường. Ðã không xảy ra các đám cháy và không có ai bị phỏng. Nhờ dự án tấm chắn mặt trời, số tiền mua đèn dầu và nến mà cư dân tiết kiệm được đã được dùng để mua đậu vàng.

Phụ nữ tham gia các hoạt động kỷ niệm Ngày Trái đất ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Phụ nữ tham gia các hoạt động kỷ niệm Ngày Trái đất ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Ðậu vàng là một nguồn cung cấp protein quan trọng mà cư dân trong trại trước đây không có phương tiện mua đưọc. Bà Proebst cho biết thêm rằng dự án đã đem lại niềm hãnh diện và nguồn hy vọng mới cho người tỵ nạn.

Theo bà Proebst, đó là một thí dụ nêu bật sự kiện một số ít cá nhân nhiệt tình muốn tạo ra sự thay đổi bền vững. Nó đã có tác động kỳ diện đem lại nhiều lợi ích.

Mạng lưới Ngày Trái Ðất quy tụ những người này để cho cả thế giới gặp gỡ. Trong phần tường trình tập thể cũng có hình ảnh của một em nhỏ ở Cameroon giơ tay tuyên thệ bảo vệ hành tinh. Những hình ảnh khác cho thấy trẻ em đang trồng cây.

Ông Ngong Edwin Nkainin là giám đốc Trung Tâm Cộng đồng Nông thôn ủng hộ Nông nghiệp, là người gửi các bức hình này. Ông nói các trẻ em này là những người ủng hộ cho khí hậu. Hãy tưởng tượng 100 em nhỏ sẽ làm gì! Và sự kiện đó gợi ý cho câu hỏi: vào Ngày Trái Ðất, 1 tỷ người có thể làm gì?

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG