MANILA —
Năm năm sau khi Tối cao Pháp viện Philippines ra lệnh cho giới hữu trách dọn sạch một trong các vịnh bị ô nhiễm nhất châu Á, các cơ quan chính phủ vẫn còn chật vật mới đạt được tiến bộ. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Mọi sự khởi đầu bằng một vụ kiện cách đây 15 năm. Một luật sư về môi trường gọi Vịnh Manila là một cái “bồn cầu tiêu” và nói rằng lẽ ra vịnh phải đủ sạch để có thể bơi được. Ông này cho rằng nhà chức trách Philippines phải chịu trách nhiệm chỉnh sửa tình trạng này.
Các cơ quan chính phủ lần lữa cho đến khi vụ này được đưa lên Tối cao Pháp viện. Tòa án tối cao ra lệnh cho các cơ quan này phải làm sạch và giữ cho vịnh này đủ an toàn để bơi được, nếu không sẽ bị phạt.
Nhưng 5 năm sau lệnh của tòa án, tình trạng “bồn cầu tiêu” vẫn tiếp diễn.
Văn phòng Phối hợp Vịnh Manila được thành lập để giúp tuân hành lệnh vừa kể. Mỗi quý, cơ quan này thu thập mẫu nước để đo con số vi trùng coliform, tức là tác nhân chính gây ô nhiễm vịnh, có trong phân động vật.
Giám đốc Noel Gaerlan kiểm tra các con số này một cách thường kỳ.
Ông nói mức vi trùng trong quý 3 lên tới 1 tỷ.
Có nghĩa là có tới 1 tỷ vi sinh vật này trong mỗi 100 mili-lit nước biển. Ông Gaerlan nói mức chấp nhận được để có thể bơi trong nước là 5 ngàn mỗi mili-lit. Ông nói số đếm coliform ở Vịnh Manila thường vào mức hàng triệu, nếu không nói là hàng tỷ.
Ông Gaerlan đang làm việc trong một kế hoạch làm sạch toàn diện phải trình lên tòa trước năm 2015. Kế hoạch đó bao gồm việc tái định cư hàng chục ngàn người chiếm dụng đất ra khỏi các thủy lộ. Có ước chừng 11 triệu cư dân ở khu đô thị Manila đang sống không có cơ sở hạ tầng thoát nước thích nghi có nghĩa là rác rưởi không đuợc xử lý bị thải vào vịnh.
Ngoài chất thải do con người và công nghiệp sản sinh ra, rác cũng là một vấn đề quan trọng.
Trong khuôn khổ các nỗ lực của cơ quan chính quyền địa phương để thi hành lệnh của tòa, các thành phố như Navotas, ngay phía bắc Manila, đã chủ trì các cuộc vận động dọn sạch rác rưởi hai lần mỗi tháng từ gần 2 năm nay.
Vào ngày thứ bảy vừa qua, mấy chục thiện nguyện viên dọn sạch rải ra khỏi một dải đất nhỏ thuộc ven biển Navotas kéo dài 3 kilomet rưỡi, bị rác rưởi chất đống. Thị trưởng Navotas là ông John Ray Tiangco đứng đầu dự án này.
Thị trưởng Tiangco nói vẫn còn rất nhiều rác nhưng so với năm trước đó, thì mọi việc đang đi đúng hướng. Ông cho rằng dân chúng đang nhận thức rõ hơn. Nhưng theo ông, tình trạng sẽ không thể thay đổi trong 1 ngày, 1 tuần lễ hay 1 tháng. Nó phải trở thành một thói quen.
Ông Tiangco cho biết công cuộc kinh doanh cá của ông nội ông phải đi câu ngày càng xa hơn ở vùng nước sạch hơn, và nay đặt cơ sở ở Papua New Guinea.
Ðường ven biển Navota có hàng trăm những túp lều của dân chiếm dụng đất. Salvador de la Cruz và vợ là Priscilla đã sống ở đây hơn 30 năm. Salvador thường câu tôm ở ngay cửa nhà trước khi những bao nhựa dẻo vả các dụng cụ trong ngành thức ăn nhanh trở nên thịnh hành. Nay anh Salvador phải đi 1 giờ đồng hồ về phía bắc để câu, mà vẫn bắt gặp những mảnh nhựa dẻo.
Ngày nay cặp vợ chồng này phải chật vật để rác không trôi dạt vào túp lều của họ.
Họ nói rác vẫn bị dồn tới đó và khi họ tìm cách ngăn cản việc đổ rác, thì mọi người chống đối.
Ông Gaerlan và Văn phòng Phối hợp Vịnh Manila nói một khi kế hoạch toàn diện vận hành tốt, thì công tác dọn sạch sẽ hữu hiệu hơn.
Ông Gaerlan vẫn tỏ ý hy vọng, mặc dù chương trình có thể kéo dài từ 20 đến 25 năm. Nhưng nếu công tác tiến hành đúng đắn, mọi thứ được thực thi, luật lệ về môi trường được áp dụng, không có nghị trình chính trị nào, thì tình trạng có thể được giải quyết. Ông cho rằng lần này cần phải nghiêm túc.
Nghiêm túc về việc dọn sạch Vịnh Manila có phần chắc sẽ rất tốn kém. Ông Gaerlan ước tính văn phòng của ông cần tới khoảng 3 tỷ 700 triệu, tức là gấp 10 lần toàn thể ngân sách của bộ chủ quản văn phòng ông.
Mọi sự khởi đầu bằng một vụ kiện cách đây 15 năm. Một luật sư về môi trường gọi Vịnh Manila là một cái “bồn cầu tiêu” và nói rằng lẽ ra vịnh phải đủ sạch để có thể bơi được. Ông này cho rằng nhà chức trách Philippines phải chịu trách nhiệm chỉnh sửa tình trạng này.
Các cơ quan chính phủ lần lữa cho đến khi vụ này được đưa lên Tối cao Pháp viện. Tòa án tối cao ra lệnh cho các cơ quan này phải làm sạch và giữ cho vịnh này đủ an toàn để bơi được, nếu không sẽ bị phạt.
Nhưng 5 năm sau lệnh của tòa án, tình trạng “bồn cầu tiêu” vẫn tiếp diễn.
Văn phòng Phối hợp Vịnh Manila được thành lập để giúp tuân hành lệnh vừa kể. Mỗi quý, cơ quan này thu thập mẫu nước để đo con số vi trùng coliform, tức là tác nhân chính gây ô nhiễm vịnh, có trong phân động vật.
Giám đốc Noel Gaerlan kiểm tra các con số này một cách thường kỳ.
Ông nói mức vi trùng trong quý 3 lên tới 1 tỷ.
Có nghĩa là có tới 1 tỷ vi sinh vật này trong mỗi 100 mili-lit nước biển. Ông Gaerlan nói mức chấp nhận được để có thể bơi trong nước là 5 ngàn mỗi mili-lit. Ông nói số đếm coliform ở Vịnh Manila thường vào mức hàng triệu, nếu không nói là hàng tỷ.
Ông Gaerlan đang làm việc trong một kế hoạch làm sạch toàn diện phải trình lên tòa trước năm 2015. Kế hoạch đó bao gồm việc tái định cư hàng chục ngàn người chiếm dụng đất ra khỏi các thủy lộ. Có ước chừng 11 triệu cư dân ở khu đô thị Manila đang sống không có cơ sở hạ tầng thoát nước thích nghi có nghĩa là rác rưởi không đuợc xử lý bị thải vào vịnh.
Ngoài chất thải do con người và công nghiệp sản sinh ra, rác cũng là một vấn đề quan trọng.
Trong khuôn khổ các nỗ lực của cơ quan chính quyền địa phương để thi hành lệnh của tòa, các thành phố như Navotas, ngay phía bắc Manila, đã chủ trì các cuộc vận động dọn sạch rác rưởi hai lần mỗi tháng từ gần 2 năm nay.
Vào ngày thứ bảy vừa qua, mấy chục thiện nguyện viên dọn sạch rải ra khỏi một dải đất nhỏ thuộc ven biển Navotas kéo dài 3 kilomet rưỡi, bị rác rưởi chất đống. Thị trưởng Navotas là ông John Ray Tiangco đứng đầu dự án này.
Thị trưởng Tiangco nói vẫn còn rất nhiều rác nhưng so với năm trước đó, thì mọi việc đang đi đúng hướng. Ông cho rằng dân chúng đang nhận thức rõ hơn. Nhưng theo ông, tình trạng sẽ không thể thay đổi trong 1 ngày, 1 tuần lễ hay 1 tháng. Nó phải trở thành một thói quen.
Ông Tiangco cho biết công cuộc kinh doanh cá của ông nội ông phải đi câu ngày càng xa hơn ở vùng nước sạch hơn, và nay đặt cơ sở ở Papua New Guinea.
Ðường ven biển Navota có hàng trăm những túp lều của dân chiếm dụng đất. Salvador de la Cruz và vợ là Priscilla đã sống ở đây hơn 30 năm. Salvador thường câu tôm ở ngay cửa nhà trước khi những bao nhựa dẻo vả các dụng cụ trong ngành thức ăn nhanh trở nên thịnh hành. Nay anh Salvador phải đi 1 giờ đồng hồ về phía bắc để câu, mà vẫn bắt gặp những mảnh nhựa dẻo.
Ngày nay cặp vợ chồng này phải chật vật để rác không trôi dạt vào túp lều của họ.
Họ nói rác vẫn bị dồn tới đó và khi họ tìm cách ngăn cản việc đổ rác, thì mọi người chống đối.
Ông Gaerlan và Văn phòng Phối hợp Vịnh Manila nói một khi kế hoạch toàn diện vận hành tốt, thì công tác dọn sạch sẽ hữu hiệu hơn.
Ông Gaerlan vẫn tỏ ý hy vọng, mặc dù chương trình có thể kéo dài từ 20 đến 25 năm. Nhưng nếu công tác tiến hành đúng đắn, mọi thứ được thực thi, luật lệ về môi trường được áp dụng, không có nghị trình chính trị nào, thì tình trạng có thể được giải quyết. Ông cho rằng lần này cần phải nghiêm túc.
Nghiêm túc về việc dọn sạch Vịnh Manila có phần chắc sẽ rất tốn kém. Ông Gaerlan ước tính văn phòng của ông cần tới khoảng 3 tỷ 700 triệu, tức là gấp 10 lần toàn thể ngân sách của bộ chủ quản văn phòng ông.