Đường dẫn truy cập

Tuần báo Nam Phương phát hành số mới


Ấn bản mới nhất của Nam Phương Tuần báo tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 10/1/2013.
Ấn bản mới nhất của Nam Phương Tuần báo tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 10/1/2013.
Vụ giằng co giữa các ký giả tại một tờ báo có nhiều ảnh hưởng ở Trung Quốc và các nhà kiểm duyệt của chính phủ dường như đã kết thúc. Tuần báo Nam Phương đã phát hành theo đúng kế hoạch hôm nay và các cuộc biểu tình chưa từng có bên ngoài tòa báo ở nam bộ Trung Quốc được hậu thuẫn rộng rãi trên mạng đã ngưng. Thông tín viên VOA William Ide tường trình từ Bắc Kinh rằng mặc dù vụ giằng co dường như đã chấm dứt, cuộc tranh đấu về chế độ kiểm duyệt của chính phủ còn lâu mới kết thúc.

Trong số mới của tuần báo Nam Phương, độc giả không hay biết gì về điều gì có thể đã chấm dứt vụ giằng co. Các bản tin trên mạng gợi ý rằng một hình thức thỏa thuận nào đó đã đạt được giữa ban quản lý tờ báo và giới kiểm duyệt của chính phủ.

Chưa bên nào công khai tiết lộ chi tiết và các phóng viên và chủ biên đã được lệnh không nói chuyện với truyêàn thông nước ngoài về vụ việc.

Ông David Bandurski thuộc tổ chức Dự án Truyền thông Trung Quốc có trụ sở ở Hong Kong.

Ông Bandurski nói: “Chúng tôi không biết chính xác các chi tiết cụ thể, nhưng tôi áng chừng rằng họ muốn trở lại hiện trạng, là nội dung thực sự hiện nay, thoạt đầu các nhà lãnh đạo tuyên truyền đi quá mức. Vấn đề không phải là có kiểm duyệt hay không, mà là các nhà lãnh đạo tuyên truyền thực sự thay đổi luật chơi.”

Phản ứng của nhân viên tờ báo bắt đầu hồi tuần trước, thoạt đầu là trên mạng và sau đó dưới hình thức một cuộc tập hợp toàn lực bên ngoài toà soạn của tờ báo. Nhân viên báo nói rằng trong số ra tuần trước, một giới chức tuyên truyền đã có hành động táo bạo là thay đổi bài xã luận năm mới thường niên – đổi một bài bàn về giấc mơ của Trung Quốc về một chính phủ hợp hiến và lên tiếng ủng hộ quyền tự do phát biểu bằng một bài viết ủng hộ đảng Cộng sản.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát trước tòa soạn của Nam Phương Tuần Báo, ngày 9/1/2013.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát trước tòa soạn của Nam Phương Tuần Báo, ngày 9/1/2013.
Mặc dầu các cuộc biểu tình nhỏ hơn tiếp tục qua ngày hôm nay, vụ việc này dường như đã tiến vào trạng thái bị kiềm chế. Bên ngoài toà soạn hôm nay, một ủng hộ viên – là sinh viên đại học, đã bị một công an viên mặc thường phục lôi đi. Một đoạn băng video phổ biến trên mạng cho thấy người đàn ông hô to tên tờ báo lúc bị chở đi.

Các cơ quan truyền thông nhà nước không nói gì nhiều về vụ lộn xộn này – ngoài những lời chỉ trích – và những người viết trang vi-blog có phổ biến thông tin hay nói về vụ việc này trên mạng dường như đã bị cảnh cáo phải ngưng viết.

Ông Trình Ích Trung là một ký giả Trung Quốc đã giúp phát hành tờ nhật báo Nam Phương Đô thị, song song với tuần báo Nam Phương, nhưng không còn thuộc nhóm truyền thông này nữa. Ông nói nhà chức trách thoạt tiên và trên hết muốn bảo đảm vụ giằng co không biến thành một vụ việc chính trị lớn.

Ông Trình nói giữ cho vụ việc đừng gây nhiều chú ý là điều rất quan trọng và vì thế, nhiều biện pháp đã được thực hiện để giữ bí mật thông tin đối với người nước ngoài và người ngoại cuộc bằng cách vận dụng mọi phuơng pháp. Ông cho biết điều không thấy được là mức độ áp lực mà nhân viên toà báo phải ứng phó và các hình thức kiểm soát gay gắt đã được áp dụng.

Người biểu tình trưng biểu ngữ bên ngoài trụ sở tờ Nam Phương tuần báo ở Quảng Châu, ngày 9/1/2013.
Người biểu tình trưng biểu ngữ bên ngoài trụ sở tờ Nam Phương tuần báo ở Quảng Châu, ngày 9/1/2013.
Các chuyên gia phân tích nói điều xảy ra cho tuần báo Nam Phương và cách thức diễn biến đã đẩy sự can thiệp tinh vi và sau hậu trường của chính phủ thường bị che giấu ra ánh sáng công cộng.

Không những các giới chức tuyền truyền đã thay đổi bài xã luận mà dường như họ còn buộc nhân viên tờ báo che giấu sự kiện và thậm chí thúc đẩy các tổ chức truyền thông khác cũng làm như vậy.

Hôm qua, nhiều cơ quan truyền thông đã bị buộc phải đăng một bài xã luận do nhật báo Toàn cầu Thời báo nhiệt thành yêu nước, đổ lỗi toàn bộ vụ việc cho các lực lượng thù nghịch nước ngoài.

Ông David Bandurski nói sự kiện này châm ngòi cho nhiều phẫn nộ trên mạng và bài xã luận mau chóng trở thành trọng tâm của nhiều lời chế nhạo trên dịch vụ vi blog Weibo của Trung Quốc, tương tự như Twitter.

Ông Bandurski nói: “Họ đã thực sự làm vấn đề trở nên rối tinh rối mù, và nay điều chúng ta đang thấy với tờ Tin tức Bắc Kinh là họ thực sự biến vụ này thành một vấn đề toàn quốc qua cung cách xử lý sai trái, do đó chúng ta phải chờ xem trong vài ngày nữa mọi việc sẽ xoay chuyển ra sao.”

Có tin nói chủ biên của tờ Tin tức Bắc Kinh đã đệ đơn từ nhiệm vì bài xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời báo.

Mặc dầu các cơ quan truyền thông Trung Quốc đang ngày càng trở nên thương mại hóa và bị đặt dưới áp lực của nhu cầu độc giả, các nhật báo vẫn phải chịu trách nhiệm đối với đảng Cộng sản.

Để được cấp giấy phép, các báo cần phải được đảng Cộng sản hay một cơ quan chính phủ bảo trợ. Các bí thư đảng được gài vào các tòa báo để theo dõi sát việc tường thuật và chỉ đạo xã luận.

Ông Trình nói các phương tiện mà nhà chức trách sử dụng để kiểm soát giới truyền thông đi ngược hẳn với chiều hướng thương mại hóa.

Ông Trình nói sự tương phản ngày càng mạnh hơn và đã tác động trực tiếp đến việc liệu các tổ chức truyền thông có khả năng tồn tại hay không. Theo ông, nếu các bôä phận tuyên truyền tiếp tục can thiệp như họ đã làm với Nam Phương Tuần báo, họ sẽ hoàn toàn mất hết độc giả bởi vì độc giả không sợ đi nơi khác trên mạng hay tìm tới Weibo hoặc các phương tiện truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, xét về sự chú ý rộng rãi mà vụ việc này đã khuấy động, một số nhà phân tích cho rằng vụ việc này có thể dẫn tới việc các nhà kiểm duyệt sẽ theo một đường lối nhẹ nhàng hơn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG