Trung Quốc nói không có vấn đề về chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển đảo ở Biển Ðông, mà các nước Việt Nam, Malaysia, Brunei, Ðài Loan và Philippines cũng nhận chủ quyền. Nhưng các giới chức Trung Quốc nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang đến thăm nước này rằng họ sẵn sàng làm việc với các quốc gia Ðông Nam Á để giải quyết vụ tranh chấp một cách êm thắm. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Scott Stearns gửi về bài tường thuật sau đây.
Ngoại trưởng Clinton đã thảo luận về những vụ tranh chấp Biển Ðông với chủ tịch Hồ Cẩm Ðào và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc trong ngày hôm nay.
Trung Quốc đã chỉ trích về sự can dự từ bên ngoài trong vụ tranh chấp và nói các chính phủ nước ngoài đang tìm cách gây chia rẽ trong khu vực.
Phát biểu với các phóng viên sau các cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì lập lại lời khẳng định của Trung Quốc là vấn đề này sẽ được giải quyết giữa chính các nước đòi chủ quyền, và minh định rằng lập trường của Trung Quốc không thể bị đánh đổ.
Ngoại trưởng Trung Quốc nói có đầy các bằng chứng về lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong vùng Biển phía nam nước này và hải phận lân cận. Còn về những tranh chấp chủ quyền, ông nói cần phải thảo luận giữa các nước trực tiếp có liên quan dựa trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử và luật quốc tế, và giải quyết qua “thương lượng trực tiếp và hội ý thân thiện.”
Ông Dương Khiết Trì nói lập trường này phù hợp với “bản tuyên ngôn về ứng xử” đã có từ 10 năm nay giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN.
Nhưng Hoa Kỳ tin rằng một “bộ quy tắc ứng xử” cụ thể hơn là phương sách giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo mà Ngoại trưởng Clinton một lần nữa nhấn mạnh rằng chính quyền của Tổng thống Obama không có lập trường ngả về bên nào.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Ðiều chúng tôi quan tâm là duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, tự do hàng hải, và thương mại hợp pháp không bị cản trở. Và trong tư cách một nước bạn của các nước có liên quan, chúng tôi tin rằng điều có lợi cho tất cả mọi người là Trung Quốc và ASEAN tham gia vào một tiến trình ngoại giao hướng tới mục tiêu chung về một quy tắc ứng xử.”
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã nói với Ngoại trưởng Clinton hồi tháng 7 rằng Trung Quốc “chung cuộc” sẽ đồng ý mở các cuộc đàm phán với các nước thành viên ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử như thế. Ông nhắc lại lời cam kết đó tại Bắc Kinh.
Ông Dương Khiết Trì nói không có nơi nào mà các lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ lại hội tụ chặt chẽ hơn trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Vào một thời điểm mà tình hình quốc tế đang trải qua điều ông gọi là “những thay đổi sâu xa và phức tạp” và các triển vọng cho một sự phục hồi kinh tế toàn cầu “vẫn còn đang u ám.” Ông Dương nói Bắc Kinh hy vọng sẽ có một mối bang giao tích cực và thực tiễn với Washington.
Sự can dự của Hoa Kỳ trong việc giải quyết vụ tranh chấp Biển Ðông đã trở nên phức tạp hơn vì sự lo ngại của Trung Quốc trước tình hình chính quyền Obama can dự nhiều hơn về quân sự và kinh tế trong khu vực, qua chính sách gọi là “Hướng về Châu Á.”
Về chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á Thái Bình Dương thì ngoại trưởng Dương nói Trung Quốc hy vọng Washington sẽ cam đoan rằng họ tuân thủ “với các xu hướng của thời đại hiện nay” và ước nguyện chung của các nước trong vùng là mưu tìm hòa bình, phát triển, và hợp tác.
Bà Clinton nói Hoa Kỳ không đứng về phe nào và chỉ muốn giúp đỡ.
Bà Clinton nói: “Tôi tin rằng với sự lãnh đạo và cam kết ,Trung Quốc và ASEAN có thể củng cố tiến trình ngoại giao. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ cho tiến trình đó trong mọi cách có thể giúp ích cho các bên.”
Bà Clinton hy vọng có thể hình thành một số hướng dẫn để giải quyết vụ tranh chấp Biển Ðông trước Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á vào tháng 11 tại Campuchia.
Ngoại trưởng Clinton đã thảo luận về những vụ tranh chấp Biển Ðông với chủ tịch Hồ Cẩm Ðào và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc trong ngày hôm nay.
Trung Quốc đã chỉ trích về sự can dự từ bên ngoài trong vụ tranh chấp và nói các chính phủ nước ngoài đang tìm cách gây chia rẽ trong khu vực.
Phát biểu với các phóng viên sau các cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì lập lại lời khẳng định của Trung Quốc là vấn đề này sẽ được giải quyết giữa chính các nước đòi chủ quyền, và minh định rằng lập trường của Trung Quốc không thể bị đánh đổ.
Ngoại trưởng Trung Quốc nói có đầy các bằng chứng về lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong vùng Biển phía nam nước này và hải phận lân cận. Còn về những tranh chấp chủ quyền, ông nói cần phải thảo luận giữa các nước trực tiếp có liên quan dựa trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử và luật quốc tế, và giải quyết qua “thương lượng trực tiếp và hội ý thân thiện.”
Ông Dương Khiết Trì nói lập trường này phù hợp với “bản tuyên ngôn về ứng xử” đã có từ 10 năm nay giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN.
Nhưng Hoa Kỳ tin rằng một “bộ quy tắc ứng xử” cụ thể hơn là phương sách giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo mà Ngoại trưởng Clinton một lần nữa nhấn mạnh rằng chính quyền của Tổng thống Obama không có lập trường ngả về bên nào.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Ðiều chúng tôi quan tâm là duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, tự do hàng hải, và thương mại hợp pháp không bị cản trở. Và trong tư cách một nước bạn của các nước có liên quan, chúng tôi tin rằng điều có lợi cho tất cả mọi người là Trung Quốc và ASEAN tham gia vào một tiến trình ngoại giao hướng tới mục tiêu chung về một quy tắc ứng xử.”
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đã nói với Ngoại trưởng Clinton hồi tháng 7 rằng Trung Quốc “chung cuộc” sẽ đồng ý mở các cuộc đàm phán với các nước thành viên ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử như thế. Ông nhắc lại lời cam kết đó tại Bắc Kinh.
Ông Dương Khiết Trì nói không có nơi nào mà các lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ lại hội tụ chặt chẽ hơn trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Vào một thời điểm mà tình hình quốc tế đang trải qua điều ông gọi là “những thay đổi sâu xa và phức tạp” và các triển vọng cho một sự phục hồi kinh tế toàn cầu “vẫn còn đang u ám.” Ông Dương nói Bắc Kinh hy vọng sẽ có một mối bang giao tích cực và thực tiễn với Washington.
Sự can dự của Hoa Kỳ trong việc giải quyết vụ tranh chấp Biển Ðông đã trở nên phức tạp hơn vì sự lo ngại của Trung Quốc trước tình hình chính quyền Obama can dự nhiều hơn về quân sự và kinh tế trong khu vực, qua chính sách gọi là “Hướng về Châu Á.”
Về chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á Thái Bình Dương thì ngoại trưởng Dương nói Trung Quốc hy vọng Washington sẽ cam đoan rằng họ tuân thủ “với các xu hướng của thời đại hiện nay” và ước nguyện chung của các nước trong vùng là mưu tìm hòa bình, phát triển, và hợp tác.
Bà Clinton nói Hoa Kỳ không đứng về phe nào và chỉ muốn giúp đỡ.
Bà Clinton nói: “Tôi tin rằng với sự lãnh đạo và cam kết ,Trung Quốc và ASEAN có thể củng cố tiến trình ngoại giao. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ cho tiến trình đó trong mọi cách có thể giúp ích cho các bên.”
Bà Clinton hy vọng có thể hình thành một số hướng dẫn để giải quyết vụ tranh chấp Biển Ðông trước Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á vào tháng 11 tại Campuchia.