Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang có mặt ở Bắc Kinh trong khuôn khổ một chuyến công du Đông Nam Á, mà mục đích một phần là để hối thúc Trung Quốc và các nước láng giềng hãy thỏa thuận về một cơ chế hầu có thể giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông.
Sau khi tới Bắc Kinh hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Clinton đã gặp vị tương nhiệm Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì. Bà nói Washington “cam kết xây dựng một quan hệ đối tác có tính hợp tác với Trung Quốc.”
Bà nói rằng quan hệ Mỹ-Trung là một phần quan trọng trong chính sách của chính phủ Tổng Thống Obama nhằm đẩy mạnh chính sách của Washington góp mặt tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Bà Clinton bày tỏ mong muốn Bắc Kinh hợp tác với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đi đến một bộ qui tắc ứng xử chung trên biển, hầu có thể ngăn chận, không cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ leo thang trong Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên.
Trung Quốc đòi chủ quyền hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Bắc Kinh chống đối các cuộc thương thuyết đa phương sẽ cho phép các nước nhỏ trong khối ASEAN tạo uy thế lớn hơn.
Bắc Kinh ủng hộ các cuộc thương thuyết song phương, vì như thế vị thế Trung Quốc sẽ mạnh hơn so với các nước cũng tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển này, như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Sau khi tới Bắc Kinh hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Clinton đã gặp vị tương nhiệm Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì. Bà nói Washington “cam kết xây dựng một quan hệ đối tác có tính hợp tác với Trung Quốc.”
Bà nói rằng quan hệ Mỹ-Trung là một phần quan trọng trong chính sách của chính phủ Tổng Thống Obama nhằm đẩy mạnh chính sách của Washington góp mặt tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Bà Clinton bày tỏ mong muốn Bắc Kinh hợp tác với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đi đến một bộ qui tắc ứng xử chung trên biển, hầu có thể ngăn chận, không cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ leo thang trong Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên.
Trung Quốc đòi chủ quyền hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Bắc Kinh chống đối các cuộc thương thuyết đa phương sẽ cho phép các nước nhỏ trong khối ASEAN tạo uy thế lớn hơn.
Bắc Kinh ủng hộ các cuộc thương thuyết song phương, vì như thế vị thế Trung Quốc sẽ mạnh hơn so với các nước cũng tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển này, như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.