Đường dẫn truy cập

Trung Quốc bắt đầu đưa du khách đến Hoàng Sa


Chuyến tàu chở du khách đầu tiên của Trung Quốc đến Hoàng Sa đã ra khơi hôm chủ nhật 28 tháng Tư, bất chấp sự phản đối của Việt Nam.
Chuyến tàu chở du khách đầu tiên của Trung Quốc đến Hoàng Sa đã ra khơi hôm chủ nhật 28 tháng Tư, bất chấp sự phản đối của Việt Nam.
Tua du lịch đầu tiên của Trung Quốc đến thăm các quần đảo đang trong vòng tranh chấp tại Biển Đông đã ra khơi hôm chủ nhật 28 tháng Tư, bất chấp sự chống đối của Việt Nam.

Pháp Tấn Xã tường trình rằng các kế hoạch cho phép du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa là giai đoạn mới nhất trong kế hoạch phát triển vùng lãnh thổ này của Trung Quốc, đã gây phẫn nộ cho Việt Nam, và quan tâm tại Washington.

Tua du lịch đầu tiên của Trung Quốc đến thăm các quần đảo đang trong vòng tranh chấp tại Biển Đông đã ra khơi hôm qua, Chủ nhật 28 tháng Tư, bất chấp sự chống đối từ phía Việt Nam.

Thông tấn xã AFP tường trình rằng các kế hoạch cho phép du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa là giai đoạn mới nhất trong kế hoạch phát triển vùng lãnh thổ này của Trung Quốc, đã gây phẫn nộ cho Việt Nam, và quan tâm tại Washington.

Báo Thượng Hải Buổi Sáng số ra hôm nay cho biết là có nhiều công chức nhà nước hơn là du khách thực sự trên chuyến tàu đi thăm các quần dảo đang trong vòng tranh chấp.

Theo tờ báo này, chỉ có 100 trong tổng số 240 du khách là thường dân. Số còn lại là những cán bộ công chức thuộc nhiều cơ quan bộ sở khác nhau của tỉnh Hải Nam.

Việc Trung Quốc gửi du khách tới đó nằm trong khuôn khổ kế hoạch lâu dài của Trung Quốc để phát triển quần đảo Hoàng Sa...
Giáo sư Cal Thayer.
Tua du lịch này ghé qua thành phố Tam Sa do Trung Quốc trên đảo Hoàng Sa, mới thành lập để củng cố quyền kiểm soát thực tế của nước này tại đây.

Tờ báo cho hay 100 du khách đã trả từ 7000 yuan, tương đương với 1,135 đôla,tới 9000 yuan, để tham gia tua du lịch 4 ngày, mặc dù phải ở trong các cabin hạng nhì hoặc thấp hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer nhận định về các tua du lịch của Trung Quốc tới quần đảo trong vòng tranh chấp với Việt Nam như sau:

“Việc Trung Quốc gửi du khách tới đó nằm trong khuôn khổ kế hoạch lâu dài của Trung Quốc để phát triển quần đảo Hoàng Sa, Theo luật quốc tế, thì đây là chứng cớ thêm nữa cho thấy là Trung Quốc liên tục trú đóng và có kiểm soát hành chánh trên các đảo này, trong khi các đảo này trước năm 1974 và cả sau năm 1974, các quần đảo này là thuộc Việt nam Cộng hòa, sau đó bị Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt. Động thái đó có thể được đặt trong bối cảnh bao quát hơn là một phần của các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc, như Trung Quốc bắn pháo sáng vào các tàu đánh cá Việt Nam, tuy nhiên, chúng ta nên có một quan điểm bình tĩnh hơn coi việc đưa du khách như một phần trong kế hoạch phát triển quần đảo đó, không có liên hệ gì tới một hành động quân sự. ”

Giáo sư Thayer nói hệ quả đối với an ninh của Việt Nam, thì đây có thể được coi như thêm một cái đinh nữa, trên cỗ quan tài trong hồ sơ đòi chủ quyền của Việt Nam, bởi vì Trung Quốc chứng minh là họ trú đóng thực tế và liên tục kiểm soát hành chính quần đảo này.

Nguồn: AFP, Thanh Nien

VOA Express

XS
SM
MD
LG