Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ tụ họp tại Brunei vào ngày mai để dự hội nghị thượng đỉnh của khối ASEAN. Tổ chức khu vực này đang tìm cách xúc tiến các kế hoạch hợp nhất kinh tế và hàn gắn sự chia rẽ về vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA tại Bangkok.
Khối ASEAN đã ấn định thời hạn chót để hình thành một cộng đồng kinh tế, tương tự như Liên hiệp Âu Châu, là cuối năm 2015.
Tuy các nước Đông Nam Á đã giảm thiểu nhiều loại thuế quan trước khi cộng đồng kinh tế này được thành lập, một số nhà phân tích nêu lên nghi vấn là phải chăng ASEAN sẽ sẵn sàng để xử lý dòng chảy tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ và lao động.
Ông Rodolfo Severino, cựu Tổng thư ký ASEAN, là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Ông cho biết có một số người cho rằng tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra quá chậm chạp.
Ông Severino nói: "Có một số người rất thiếu kiên nhẫn. Họ cho rằng ASEAN nên chuyển đổi ngay các tiến trình quốc nội để có được hội nhập kinh tế. Tôi nghĩ rằng chuyện đó sẽ không xảy ra."
Các nước Đông Nam Á đã có được tỉ lệ tăng trưởng khả quan mặc dù kinh tế toàn cầu bị trì trệ. Nhưng một số người cho rằng những nền kinh tế đã phát triển ở mức cao trong khu vực, như Singapore và Malaysia, khó lòng hội nhập một cách thành công với những nước chỉ mới bắt đầu mở cửa cho đầu tư và mậu dịch quốc tế, như Lào và Miến Điện.
Các nước hội viên ASEAN còn bao gồm Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Theo dự liệu, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ tìm cách hàn gắn sự chia rẽ đã xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh ở Phnom Penh hồi năm ngoái.
Nước chủ nhà Campuchia đã về phe với Trung Quốc để ngăn chặn một tuyên bố về mối quan tâm đối với những hành động hung hãn của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Đó là lần đầu tiên từ khi được thành lập cách nay hơn 45 năm mà ASEAN đã không đưa ra tuyên bố của chủ tịch hộïi nghị thượng đỉnh về nhận thức chung của khối này.
Trung Quốc đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, trong lúc 5 nước khác là Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng có những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng biển này.
Ông Prapat Thepchatree, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Đại học Thammasat ở Thái Lan, nhận định như sau về hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này.
Ông Prapat cho biết: "Năm ngoái là một sự thụt lùi của ASEAN xét về vấn đề chia rẽ. Nhưng năm nay, như chúng ta có thể nhận thấy từ kết quả của hội nghị ngoại trưởng chuẩn bị cho hộïi nghị thượng đỉnh, chúng ta có thể thấy ASEAN lại một lần nữa có được một lập trường chung."
Các vị ngoại trưởng ASEAN họp tại Brunei hồi trung tuần tháng tư đã đồng ý tiến hành đối thoại với Trung Quốc về Bộ Qui tắc Hành xử ở Biển Đông, gọi tắt là COC.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách khẳng định đòi hỏi chủ quyền của họ bằng các gia tăng những hoạt động tuần tiễu và hộ tống các tàu đánh cá của họ ở Biển Đông. Những hoạt động của các tàu này của Trung Quốc đã làm cho căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Khối ASEAN muốn có một thỏa thuận có tính chất cưỡng hành để ngăn chặn những hành động mà họ cho là hung hãn như vậy. Thỏa thuận mới sẽ thay thế cho Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, gọi tắt là DOC, mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN năm 2002.
Tuy những mối căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền vẫn tiếp diễn, các nhà phân tích chính trị cho rằng nước chủ nhà Brunei có phần chắc sẽ quay lại với truyền thống đồng thuận và tập trung các nỗ lực vào những hiệp định kinh tế và thương mại.
Mặc dù bị thất bại vì những mối căng thẳng với Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái ở Campuchia đã có một kết quả là một sáng kiến mậu dịch tự do có tên là Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP.
Sáng kiến RCEP được xem là để chống lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), một hiệp định mậu dịch tự do do Hoa Kỳ khởi xướng, vì cả hai đều bao gồm các nước hội viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam cùng với Australia, New Zealand, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Nhưng không giống như TPP, RCEP bao gồm Trung Quốc, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.
Giáo sư Prapat của Đại học Thammasat bác bỏ nhận định cho rằng những hiệp định thương mại kình chống nhau này là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong lãnh vực thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Giáo sư Prapat nói: "Quí vị có thể thấy Hoa Kỳ là cốt lõi của TPP, là nước lãnh đạo của TPP. Đây là một điều rất rõ ràng. Tuy nhiên, đối với Khu Mậu dịch Tự do ASEAN, người ta vẫn chưa rõ Trung Quốc có phải là lãnh đạo của khu vực này hay không. Nhưng, thay vào đó, ASEAN sẽ là cốt lõi. ASEAN sẽ lãnh đạo khu vực mậu dịch tự do này."
Khối RCEP qui tụ các nước có khoảng 3 tỉ người, với GDP gộp chung lên tới 20.000 tỉ đô la. Hiệp định này sẽ bao gồm những hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ, các thủ tục giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền tài sản trí thức và những vấn đề khác.
Khối ASEAN đã ấn định thời hạn chót để hình thành một cộng đồng kinh tế, tương tự như Liên hiệp Âu Châu, là cuối năm 2015.
Tuy các nước Đông Nam Á đã giảm thiểu nhiều loại thuế quan trước khi cộng đồng kinh tế này được thành lập, một số nhà phân tích nêu lên nghi vấn là phải chăng ASEAN sẽ sẵn sàng để xử lý dòng chảy tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ và lao động.
Ông Rodolfo Severino, cựu Tổng thư ký ASEAN, là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Ông cho biết có một số người cho rằng tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra quá chậm chạp.
Ông Severino nói: "Có một số người rất thiếu kiên nhẫn. Họ cho rằng ASEAN nên chuyển đổi ngay các tiến trình quốc nội để có được hội nhập kinh tế. Tôi nghĩ rằng chuyện đó sẽ không xảy ra."
Các nước Đông Nam Á đã có được tỉ lệ tăng trưởng khả quan mặc dù kinh tế toàn cầu bị trì trệ. Nhưng một số người cho rằng những nền kinh tế đã phát triển ở mức cao trong khu vực, như Singapore và Malaysia, khó lòng hội nhập một cách thành công với những nước chỉ mới bắt đầu mở cửa cho đầu tư và mậu dịch quốc tế, như Lào và Miến Điện.
Các nước hội viên ASEAN còn bao gồm Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Theo dự liệu, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ tìm cách hàn gắn sự chia rẽ đã xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh ở Phnom Penh hồi năm ngoái.
Nước chủ nhà Campuchia đã về phe với Trung Quốc để ngăn chặn một tuyên bố về mối quan tâm đối với những hành động hung hãn của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Đó là lần đầu tiên từ khi được thành lập cách nay hơn 45 năm mà ASEAN đã không đưa ra tuyên bố của chủ tịch hộïi nghị thượng đỉnh về nhận thức chung của khối này.
Trung Quốc đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, trong lúc 5 nước khác là Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng có những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng biển này.
Ông Prapat Thepchatree, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Đại học Thammasat ở Thái Lan, nhận định như sau về hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này.
Ông Prapat cho biết: "Năm ngoái là một sự thụt lùi của ASEAN xét về vấn đề chia rẽ. Nhưng năm nay, như chúng ta có thể nhận thấy từ kết quả của hội nghị ngoại trưởng chuẩn bị cho hộïi nghị thượng đỉnh, chúng ta có thể thấy ASEAN lại một lần nữa có được một lập trường chung."
Các vị ngoại trưởng ASEAN họp tại Brunei hồi trung tuần tháng tư đã đồng ý tiến hành đối thoại với Trung Quốc về Bộ Qui tắc Hành xử ở Biển Đông, gọi tắt là COC.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách khẳng định đòi hỏi chủ quyền của họ bằng các gia tăng những hoạt động tuần tiễu và hộ tống các tàu đánh cá của họ ở Biển Đông. Những hoạt động của các tàu này của Trung Quốc đã làm cho căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Khối ASEAN muốn có một thỏa thuận có tính chất cưỡng hành để ngăn chặn những hành động mà họ cho là hung hãn như vậy. Thỏa thuận mới sẽ thay thế cho Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, gọi tắt là DOC, mà Trung Quốc đã ký kết với ASEAN năm 2002.
Tuy những mối căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền vẫn tiếp diễn, các nhà phân tích chính trị cho rằng nước chủ nhà Brunei có phần chắc sẽ quay lại với truyền thống đồng thuận và tập trung các nỗ lực vào những hiệp định kinh tế và thương mại.
Mặc dù bị thất bại vì những mối căng thẳng với Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái ở Campuchia đã có một kết quả là một sáng kiến mậu dịch tự do có tên là Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP.
Sáng kiến RCEP được xem là để chống lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP), một hiệp định mậu dịch tự do do Hoa Kỳ khởi xướng, vì cả hai đều bao gồm các nước hội viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam cùng với Australia, New Zealand, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Nhưng không giống như TPP, RCEP bao gồm Trung Quốc, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.
Giáo sư Prapat của Đại học Thammasat bác bỏ nhận định cho rằng những hiệp định thương mại kình chống nhau này là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm trong lãnh vực thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Giáo sư Prapat nói: "Quí vị có thể thấy Hoa Kỳ là cốt lõi của TPP, là nước lãnh đạo của TPP. Đây là một điều rất rõ ràng. Tuy nhiên, đối với Khu Mậu dịch Tự do ASEAN, người ta vẫn chưa rõ Trung Quốc có phải là lãnh đạo của khu vực này hay không. Nhưng, thay vào đó, ASEAN sẽ là cốt lõi. ASEAN sẽ lãnh đạo khu vực mậu dịch tự do này."
Khối RCEP qui tụ các nước có khoảng 3 tỉ người, với GDP gộp chung lên tới 20.000 tỉ đô la. Hiệp định này sẽ bao gồm những hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ, các thủ tục giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền tài sản trí thức và những vấn đề khác.