Đường dẫn truy cập

Tổng thống Hoa Kỳ tiếp Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út


Sự lo ngại của phía Ả Rập Xê-út đối với hiệp ước Iran đã thể hiện hôm qua khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mở các cuộc đàm phán với ông Jubeir ở Washington.
Sự lo ngại của phía Ả Rập Xê-út đối với hiệp ước Iran đã thể hiện hôm qua khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mở các cuộc đàm phán với ông Jubeir ở Washington.

Chính quyền Obama đang tiếp tục các nỗ lực quảng bá thỏa thuận hạt nhân Iran với các đồng minh còn hoài nghi, trong khi các nhà ngoại giao xúc tiến việc chuẩn bị phê chuẩn thỏa thuận tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Tổng thống Barack Obama hôm nay sẽ tiếp tại Tòa Bạch Ốc Ngoại trưởng Adel al-Jubeir của Ả Rập Xê-út, là nước mà chính phủ đã bày tỏ sự lo ngại về thỏa thuận với đối thủ Iran trong khu vực.

Hôm qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gặp ông Jubeir, người đã không công khai ủng hộ hay bác bỏ hiệp ước hạt nhân Iran.

Người đứng đầu ngành ngoại giao của Ả Rập Xê-út lập lại những quan ngại của chính phủ ông rằng Iran sẽ sử dụng khoản tiền có được nhờ việc nới lỏng chế tài để tiếp tục tài trợ cho các nhóm chủ chiến tại những nước như Syria, Yemen và Lebanon.

Ông Jubeir nói: “Chúng tọi hy vọng phía Iran sẽ sử dụng thỏa thuận này để cải thiện tình hình kinh tế tại Iran và cải thiện đời sống cho người dân Iran, chứ không sử dụng nó vào những cuộc mạo hiểm trong khu vực. Nếu Iran gây rối trong khu vực, thì chúng tôi cam kết sẽ kiên quyết đối đầu với Iran.”

Ông Kerry nói ông tin vào sự hợp tác liên tục giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê-út và cam kết Washington sẽ góp phần “đẩy lui bất kỳ hành động cực đoan nào, kể các các hoạt động của Iran trong khu vực.”

Theo các nhà ngoại giao, thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được tuần trước giữa Iran và 6 cường quốc thế giới dự trù sẽ được chấp thuận vào sớm thứ hai tới tại Hội đồng Bảo an LHQ ở Vienna.

Nghị quyết sẽ khởi sự tiến trình tháo gỡ các biện pháp chế tài quốc tế áp đặt đối với Iran, đổi lấy việc Tehran từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.

Những quan ngại của Israel

Tại Jerusalem, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã công khai tranh cãi với Thủ tướng Benjamin Netanyahu về thỏa thuận trước khi đi vào các cuộc đàm phán riêng.

Ông Netanyahu nói nhà nước Do Thái muốn Tehran thay đổi hành vi trước đã trước khi các biện pháp chế tài kinh tế do Liên Hiệp Quốc và phương Tây áp đặt được nới lỏng. Ông nói nếu điều “đáng lo ngại” là hiệp ước không đề cập gì đến việc Tehran kêu gọi tiêu diệt Israel.

Ông Hammond nói ông hiểu được những mối quan ngại của ông Netanyahu về thỏa thuận, và thừa nhận rằng “hành vi trong khu vực” của Iran sẽ “phải được xử lý trong những tháng và những năm sắp tới”, và rằng phương Tây “không ngây thơ về việc này.”

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond (trái) trong cuộc họp báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 16/7.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond (trái) trong cuộc họp báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 16/7.

Trước chuyến đi đến Israel, ông Hammond đã nói với quốc hội Anh hôm thứ tư rằng nhà nước Do Thái muốn có một “vụ đối đầu thường trực” với Tehran, nhưng ông Netanyahu nói ông Hammond đã đánh giá “sai.”

Là người đã giúp thương nghị hiệp ước, nhà ngoại giao Anh nói 6 cường quốc thế giới đã đạt được hiệp ước với Iran “ắt hẳn đã không đồng ý với thỏa thuận trừ phi chúng tôi chắc chắn là chúng tôi có sẵn những biện pháp vững mạnh để thực thi việc giám sát hữu hiệu chương trình hạt nhân của Iran.”

Ông Netanyahu đã gọi thỏa thuận là một “sai lầm lịch sử” và đang tìm cách gây thất bại trong việc được quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận.

Ông Hammond nói, “Ông đã khẳng định rõ rằng ông có ý định chiến đấu đến cùng và rằng Israel sẽ tìm cách vận dụng ảnh hưởng của mình tại quốc hội Hoa Kỳ để cản trở tiến trình của thỏa thuận. Tôi tìn rằng hành động đó sẽ không đạt được thành quả.”

Tổng thống Obama bênh vực Thỏa thuận

Tổng thống Obama đã cực lực bênh vực thỏa thuận hôm thứ tư tại một cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc được truyền hình trực tiếp gần như khắp thế giới, mặc dù không gồm cả Iran.

Ông lập luận rằng thỏa thuận là cách tốt nhất để giữ cho Iran không sở hữu một vũ khí hạt nhân, và phản bác những lời công kích thỏa thuận từ phía các đối thủ Cộng hòa tại Quốc hội và các ứng viên ra tranh cử tổng thống để tìm cách kế nhiệm ông khi nhiệm kỳ của ông tại Tòa Bạch Ốcchấm dứt vào đầu năm 2017.

Ông Obama nói: “Nếu 99 phần trăm cộng đồng thế giới và đa số các chuyên gia hạt nhân nhìn vào sự kiện này và nói nó sẽ ngăn trở Iran thủ đắc một quả bom hạt nhân, và quý lập luận rằng không phải như thế, mà ngay cả như nếu có thì chỉ là tạm thời … thì ắt hẳn quý vị phải có một giải pháp nào đó.”

Phó Tổng thống Joe Biden, người đã gặp riêng các đảng viên dân chủ tại Hạ viện hôm thứ tư, đã trở lại trụ sở Quốc hội hôm thứ năm để mở các cuộc hội đàm tương tự với cả đảng viên Dân chủ trong Ủy ban Ngoại vụ Thượng viện.

Ông Obama từng tuyên bố sẽ phủ quyết mọi việc bác bỏ của quốc hội đối với kế hoạch trong thời gian 60 ngày duyệt xét dành cho các nhà lập pháp.
Nếu xảy ra sự kiện này, Hạ viện và Thượng viện sẽ cần có đa số 2 phần 3 để vượt qua việc phủ quyết.

TT Obama trả lời họp báo về thoả thuận hạt nhân Iran (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG