Đường dẫn truy cập

Nhiều đồn đoán về Đại hội đảng 12 ở Việt Nam


Từ trái: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 20/1/2016.
Từ trái: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 20/1/2016.

Chính trị ở Việt Nam thường dễ dự đoán vì các thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo quốc gia cộng sản được quyết định từ lâu trước Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra 5 năm một lần kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Tuy nhiên, với Đại hội đảng lần thứ 12 diễn ra vào ngày 21/1, có nhiều dự đoán về kết quả cuộc họp. Đã có những tiết lộ từ cấp cao, tố cáo và thậm chí cả tin đồn về một cuộc đảo chính có thể xảy ra. Bất cứ ai được chọn để giữ hai vị trí chủ chốt Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định hướng đi cho đất nước trong thời điểm quan trọng. Sau đây là 3 điểm đáng chú ý:

Đảng Cộng sản không nhất trí với nhau

Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều được cho là sẽ “rời chức” tại Đại hội đảng năm nay, nhưng các nhà quan sát nói vẫn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai người. Với sự hỗ trợ của 16 thành viên Bộ Chính trị, ông Trọng đã “vô hiệu hóa” cơ hội để ông Dũng lên nắm vị trí Tổng bí thư.

Tuy nhiên, theo nhà quan sát Việt Nam Jonathan London, Ban chấp hành Trung ương Đảng, gồm 175 thành viên, trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội đã đưa ra các dấu hiệu cho thấy sẽ không công nhận danh sách các ứng cử viên – trong đó không có ông Dũng – đã được đưa ra.

Ông Jonathan London, giáo sư tại Đại học Hồng Kông, viết trên tạp chí Diplomat: “Ban chấp hành Trung ương Đảng, nói cách khác, nắm thực quyền trong việc đề cử và chấp thuận các ứng cử viên. Tất cả sự kiện này dọn đường cho một cuộc đối đầu không biết trước được diễn tiến sẽ ra sao”.

Tình cảm bài Trung Quốc là động lực chính trị lớn trong nước

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã giữ chức thủ tướng Việt Nam từ năm 2006. Ông được coi là một chính trị gia cấp tiến, sẵn sàng gia tăng quyền tự do vốn bị hạn chế ở Việt Nam, và tự do hóa nền kinh tế. Nhưng ông cũng đã được ủng hộ trong nước vì đã cực lực lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi cả hai nước đều có tuyên bố chủ quyền.

Ông London viết: “Đối với những người ủng hộ, ông Dũng là một chính khách ăn nói lưu loát nhất ủa Việt Nam, một người đi tiên phong trong việc cải cách, và một người yêu nước mong muốn chấm dứt sự “tôn sùng” của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Thật vậy, ông Dũng công khai cam kết cải cách tự do hóa thị trường và mở rộng quyền tự do ‘phù hợp với pháp luật’”.

Kết quả có thể tác động tới địa chính trị khu vực và quan hệ Mỹ-Việt

Ông Dũng đã thúc đẩy mối quan hệ ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ, mặc dù dường như có một mức độ đồng thuận nào đó bên trong nội bộ đảng về việc coi Hoa Kỳ như một nước bạn.

Mặc khác, ông Trọng là một lực lượng bảo thủ hơn, và được xem là theo đuổi chính sách liên kết nhiều hơn với các quyền lợi của Trung Quốc. Có nghĩa là kết quả của Đại hội kỳ này có thể có những ảnh hưởng sâu rộng đối với một khu vực mà Mỹ gần đây đã tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng.

Biển Đông vẫn đang là vấn đề căng thẳng trong khu vực. Và hôm thứ ba 19/1, Việt Nam lại một lần nữa lên tiếng phản đối Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu trong vùng biển gần bờ biển Việt Nam.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (20/1) nói rằng giàn khoan dầu nước sâu của họ không hoạt động trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Theo Time, Reuters, VOA

Truyền hình vệ tinh VOA 21/1/2016
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG