Đường dẫn truy cập

Mỹ trấn an các đồng minh châu Á sau khi ông Biden rút khỏi cuộc tranh cử 2024


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ sử dụng việc tham dự thưởng đỉnh ASEAN ngày 27/7/2024, tại Vientiane, Lào để trấn an các đối tác rằng “Hoa Kỳ hoàn toàn tham gia vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ sử dụng việc tham dự thưởng đỉnh ASEAN ngày 27/7/2024, tại Vientiane, Lào để trấn an các đối tác rằng “Hoa Kỳ hoàn toàn tham gia vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ trình bày lập luận về cam kết nới rộng của chính quyền Biden đối với châu Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung khi ông thăm Lào, Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Mông Cổ trong tuần này và tuần tới. Chuyến đi diễn ra khi chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 nóng lên sau một loạt các diễn biến gây chấn động đã làm đảo lộn cuộc đua.

Ông Blinken đã thay đổi lịch trình công tác của mình hai lần kể từ khi chuyến đi được công bố chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Joe Biden đưa ra quyết định không tái tranh cử. Ông sẽ đến Vientiane, Lào, vào ngày 27/7 để tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên. Hội nghị an ninh này quy tụ các Ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các cường quốc trong khu vực như Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Tất cả những người tham gia đều đại diện cho các đồng minh và đối tác quan trọng của Hoa Kỳ hoặc hai đối thủ lớn nhất của Washington - Moscow và Bắc Kinh, hai bên đã trở nên gần gũi hơn trong hai năm qua gây ra mối lo ngại sâu sắc về ảnh hưởng toàn cầu kết hợp của họ. Chỉ trong tuần này, máy bay phản lực của Hoa Kỳ và Canada đã chặn các máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga bay chung gần Alaska. Hoa Kỳ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giúp xây dựng lại cơ sở công nghiệp quân sự của Nga, cho phép nước này tiến hành chiến tranh ở Ukraine.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Vientiane nhưng không có kế hoạch gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, người cũng đang tham dự hội nghị ASEAN.

Do những khác biệt chính sách lớn với Hoa Kỳ về Đài Loan, Tây Tạng, Hong Kong, Biển Đông, thương mại và nhân quyền, Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ tiềm tàng của Hoa Kỳ trong sự thống trị ngoại giao quốc tế.

Bắc Kinh gần đây đã làm trung gian cho một sự hòa giải mong manh giữa các phe phái Palestine đối địch, đàm phán một thỏa thuận tạm thời với Philippines để chấm dứt các cuộc đối đầu leo thang về các yêu sách chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, đồng ý hợp tác với Ấn Độ để rút hàng chục nghìn quân dọc theo biên giới Himalaya đang tranh chấp và tiếp đón Ngoại trưởng Ukraine.

Bất chấp những khẳng định từ các quan chức Hoa Kỳ rằng quyết định rút lui của ông Biden sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của chính quyền Biden trong sáu tháng cuối cùng tại nhiệm, vẫn có rất nhiều câu hỏi về các ưu tiên của ông Biden trước khi rời Toà Bạch Ốc và con đường mà người kế nhiệm ông có thể đi.

Mặc dù không có cuộc thảo luận nào về việc ông Blinken hủy bỏ các kế hoạch công du của mình sau thông báo của ông Biden, thời gian và các cuộc họp của ông tại Lào đã bị cắt giảm gần một nửa kể từ thông báo về chuyến đi ban đầu và hai điểm dừng chân ngắn ở Việt Nam và Mông Cổ đã được thêm vào.

Trong khi ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, có thể được kỳ vọng sẽ tuân thủ chặt chẽ cách tiếp cận của ông Biden, thì đối thủ của đảng Cộng hòa Donald Trump có thể mang lại sự thay đổi lớn, đặc biệt là liên quan đến các cam kết an ninh đối với các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ, đáng chú ý là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.

“Các nhà lãnh đạo và đối thủ nước ngoài hiện không chỉ phải đối mặt với sự bất ổn mới về kết quả của cuộc bầu cử nếu ông Trump đắc cử, mà còn phải đối mặt với sự bất ổn về cách các chính sách của ứng cử viên Dân chủ chiến thắng sẽ khác với Biden như thế nào”, ông Danny Russel, cựu phụ tá ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương trong chính quyền Obama, hiện là phó chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á tại New York, nói.

“Đối với Trung Quốc nói riêng, điều này cho thấy cần phải thận trọng chờ đợi và xem xét”, ông nói.

Ông Blinken sẽ sử dụng chuyến đi này để trấn an các đối tác rằng “Hoa Kỳ hoàn toàn tham gia vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, ông Dan Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Châu Á, nói. “Hoa Kỳ đã là một cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong hơn một thế kỷ và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để chứng minh cam kết đó trong những tháng tới”, ông Kritenbrink nói hồi đầu tuần này. Ông bác bỏ những lo ngại về chiến dịch tranh cử tổng thống nhưng nói thêm: “Chúng tôi cố gắng trấn an các đồng minh và đối tác rằng có một số nguyên tắc cơ bản nhất định về sự tham gia của Hoa Kỳ sẽ không thay đổi, và vẫn luôn nhất quán”.

Trong số những hằng số đó trong sáu thập niên qua có việc triển khai quân đội Hoa Kỳ lớn ở Nhật Bản và Hàn Quốc và một hiệp ước phòng thủ chung với Philippines. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã nghi ngờ về tính hữu ích của các liên minh của Hoa Kỳ trên toàn thế giới và đề nghị rằng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản và Hàn Quốc nên được giảm bớt hoặc xóa bỏ.

Trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của mình, ông Blinken sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Tokyo và Manila, nơi họ sẽ gặp gỡ những người đồng cấp Nhật Bản và Philippines để củng cố hợp tác quốc phòng “trước những mối đe dọa thực sự đang gia tăng và chưa từng có trong khu vực”, theo ông Kritenbrink.

Và, theo quan điểm của các nhà phân tích như ông Russel, ông Biden có thể chỉ đạo nhóm của mình tăng cường sự tham gia. Ông Russel nói: “Những lãnh đạo vốn có lẽ đã loại bỏ ông ấy một cách hiệu quả hiện đang đối mặt với một ông Joe Biden không bị phân tâm, tập trung vào việc tăng cường di sản đáng kể của mình và không bị cản trở bởi gánh nặng của chiến dịch tranh cử”.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG