Cuộc chạy đua để cứu Iraq ngày hôm nay trở nên khẩn trương giữa lúc phe nổi dậy Hồi Giáo tiến đến gần Baghdad hơn sau khi chiếm được quyền kiểm soát thêm nhiều lãnh thổ chỉ cách thủ đô Iraq 90 kilômét về phía bắc.
Các giới chức nói các phần tử chủ chiến đã chiếm được các thị trấn Jalawla và Saadiyah trong tỉnh Diyala chia rẽ về sắc tộc vào cuối hôm thứ Năm.
Tổ chức Quốc gia Hồi Giáo Iraq và Vùng Cận đông (ISIL), đã chiếm được phần lớn miền bắc Iraq và đang tiến về phía thủ đô.
Tổng thống Barack Obama, người đã chấm dứt 9 năm chiến tranh của Hoa Kỳ tại Iraq vào năm 2011, hứa sẽ giúp Iraq và nói sẽ không loại trừ giải pháp nào. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:
“Những gì chúng ta đã chứng kiến trong mấy ngày vừa qua cho thấy mức độ Iraq cần được giúp đỡ thêm. Iraq sẽ cần thêm sự giúp đỡ của chúng ta và cũng sẽ cần thêm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Toán cố vấn của tôi đang làm việc ngày đêm để xác định xem làm thế nào chúng ta có thể cung cấp sự hỗ trợ hữu hiệu nhất cho Iraq.”
Vào lúc việc trợ giúp cho Iraq đang được tổ chức, hàng ngàn người trên đường tiến quân của phe nổi dậy đang sơ tán vì lý do an toàn.
Ông Abdulrahman, một người buôn bán nhỏ tại Mosul nói rằng tình hình quá nguy hiểm. ông và mọi người phải rời khỏi Mosul vì tại đây không có nhà cầm quyền. Mọi người mệt mỏi và gia đình ông có hai chiếc xe nhưng có tất cả 26 người ngủ tại một khu vực hoang vắng không có nước uống. Mọi người đều khát nước. Nhưng cám ơn ngày hôm nay đã có được một ít nước uống.
Các lực lượng Iraq dường như bất lực trong việc ngăn chận các cuộc tấn công, thường rời bỏ vị trí, tháo chạy và trở thành tù binh của phiến quân.
Một phát ngôn viên của phiến quân, những người tìm cách áp đặt một chính phủ Hồi Giáo, thề sẽ tiến đến Baghdad và Karbala, một thành phố nằm về phía tây nam Baghdad và là một trong những nơi thiêng liêng của người Hồi Giáo Sunni.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tìm cách triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Quốc hội để ban hành tình trạng khẩn cấp. Nhưng không đạt được số người tham gia tối thiểu vì nhiều nhà lập pháp người Sunni Iraq và người Kurk tẩy chay phiên họp, bác bỏ việc trao thêm quyền cho ông Maliki, một người Shia, để chống lại các phần tử chủ chiến.
Iraq hiện đang phải đối phó với một đợt bạo động tệ hại nhất trong 6 năm qua. Liên hiệp quốc cho biết là có khoảng 4.500 người thiệt mạng trong năm nay.
Các giới chức nói các phần tử chủ chiến đã chiếm được các thị trấn Jalawla và Saadiyah trong tỉnh Diyala chia rẽ về sắc tộc vào cuối hôm thứ Năm.
Tổ chức Quốc gia Hồi Giáo Iraq và Vùng Cận đông (ISIL), đã chiếm được phần lớn miền bắc Iraq và đang tiến về phía thủ đô.
Tổng thống Barack Obama, người đã chấm dứt 9 năm chiến tranh của Hoa Kỳ tại Iraq vào năm 2011, hứa sẽ giúp Iraq và nói sẽ không loại trừ giải pháp nào. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:
“Những gì chúng ta đã chứng kiến trong mấy ngày vừa qua cho thấy mức độ Iraq cần được giúp đỡ thêm. Iraq sẽ cần thêm sự giúp đỡ của chúng ta và cũng sẽ cần thêm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Toán cố vấn của tôi đang làm việc ngày đêm để xác định xem làm thế nào chúng ta có thể cung cấp sự hỗ trợ hữu hiệu nhất cho Iraq.”
Vào lúc việc trợ giúp cho Iraq đang được tổ chức, hàng ngàn người trên đường tiến quân của phe nổi dậy đang sơ tán vì lý do an toàn.
Ông Abdulrahman, một người buôn bán nhỏ tại Mosul nói rằng tình hình quá nguy hiểm. ông và mọi người phải rời khỏi Mosul vì tại đây không có nhà cầm quyền. Mọi người mệt mỏi và gia đình ông có hai chiếc xe nhưng có tất cả 26 người ngủ tại một khu vực hoang vắng không có nước uống. Mọi người đều khát nước. Nhưng cám ơn ngày hôm nay đã có được một ít nước uống.
Các lực lượng Iraq dường như bất lực trong việc ngăn chận các cuộc tấn công, thường rời bỏ vị trí, tháo chạy và trở thành tù binh của phiến quân.
Một phát ngôn viên của phiến quân, những người tìm cách áp đặt một chính phủ Hồi Giáo, thề sẽ tiến đến Baghdad và Karbala, một thành phố nằm về phía tây nam Baghdad và là một trong những nơi thiêng liêng của người Hồi Giáo Sunni.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tìm cách triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Quốc hội để ban hành tình trạng khẩn cấp. Nhưng không đạt được số người tham gia tối thiểu vì nhiều nhà lập pháp người Sunni Iraq và người Kurk tẩy chay phiên họp, bác bỏ việc trao thêm quyền cho ông Maliki, một người Shia, để chống lại các phần tử chủ chiến.
Iraq hiện đang phải đối phó với một đợt bạo động tệ hại nhất trong 6 năm qua. Liên hiệp quốc cho biết là có khoảng 4.500 người thiệt mạng trong năm nay.