Các phần tử nổi dậy Hồi giáo tiến về phía Baghdad sau khi chiếm quyền kiểm soát thêm lãnh thổ chỉ cách thủ đô Iraq 90 kilomet về phía bắc.
Trong các cuộc tấn công nhanh như chớp những ngày gần đây, các chiến binh từ tổ chức Hồi giáo Sunni, Quốc gia Hồi giáo Iraq và Levant đã chiếm được hầu hết khu vực miền bắc của nước này. Trong cuộc tấn công mới nhất, các phần tử tranh đấu chiếm thị trấn Dhuluiyah.
Môt phát ngôn nhân của phiến quân, người đang tìm cách thiết lập một chính phủ Hồi Giáo, thề tiến vào Baghdad và vào Karbala, một thành phố miền tây nam Baghdad, một trong số những nơi linh thiêng nhất của người Hồi giáo Shia.
Trong khi đó các chiến binh Peshmerga, lực lượng an ninh của vùng tự trị người Kurd tại miền bắc Iraq, đã chiếm quyền kiểm soát một căn cứ không quân và các đồn binh khác bị quân đội chính phủ bỏ lại trong tỉnh Kirkuk có nguồn dầu hỏa phong phú.
Tổng thống Barack Obama, người đã chấm dứt cuộc chiến tranh Iraq kéo dài chín năm hồi năm 2011, nói rằng Iraq sẽ cần thêm sự trợ giúp của Hoa Kỳ và không có chọn lựa nào bị loại bỏ.
Hoa Kỳ đã bắt đầu di tản các công dân Mỹ từ một căn cứ không quân ở phía bắc Baghdad.
Quân đội Iraq gần như không đủ sức mạnh để chặn đứng cuộc tấn công dữ dội này, thường bỏ các đồn bốt của họ và chạy trốn, để lại vũ khí.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tìm cách triệu tập một phiên họp quốc hội khẩn cấp để tuyên bố tình trạng khẩn trương trên cả nước. Nhưng không đủ số dân biểu cần thiết vì có nhiều nhà lập pháp Sunni và người Kurd của Iraq tẩy chay phiên họp này, phản đối gia tăng quyền điều hành của ông Maliki, một người Shia, chiến đấu chống lại các phần tử tranh đấu.
Hoa Kỳ đã nói trong tuần này rằng họ sẽ gửi trợ giúp mới không được xác định rõ tới Baghdad. Hoa Kỳ đã cung cấp một kho đạn dược lớn cho Iraq kể từ khi rút các binh sĩ tác chiến ra khỏi nước này. Các giới chức Hoa Kỳ lên tiếng với điều kiện giấu tên, nói rằng một trong những chọn lựa đang được xem xét là liệu có gửi các máy bay không người lái tới Iraq hay không.
Các giới chức quốc tế đã lên án cuộc tấn công dữ dội của các phần tử tranh đấu Hồi giáo này và sự sụp đổ nhanh chóng của nền an ninh Iraq. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã mở một cuộc họp kín về Iraq hôm thứ Năm. Sau đó, chủ tịch của hội đồng này, Đại sứ Nga Vitaly Churkin, đã nói với các nhà báo rằng các nước thành viên bày tỏ sự đồng thanh ủng hộ cho chính phủ và nhân dân Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố của họ.
Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov trước đó đã nói rằng “sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq đang là một sự nghi vấn.” Tại Iran, Tổng thống Hassan Rouhani nói rằng chính phủ Tehran sẽ không dung thứ cho cuộc giao tranh tại nước láng giềng của của họ.
Trước khi cuộc họp diễn ra , Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ các phần tử tranh đấu về cuộc tấn công của họ vào Mosul. Các nước thành viên nói rằng “không có hành vi bạo động hay khủng bố nào” có thể đảo ngược con đường tiến tới hòa bình và dân chủ của Iraq.
Ông Maliki và tỉnh trưởng tỉnh Ninevah Athil Nujeifi kêu gọi các cư dân chiến đấu để chiếm lại Mosul.
Ông Maliki đã đả kích các giới chức quân sự Iraq, những người đã đào ngũ rời đơn vị của họ để chạy khỏi Mosul, và tuyên bố trong bài diễn văn hôm thứ Tư rằng họ là một phần của âm mưu này.
Tổ chức Quốc tế Di trú nói rằng cuộc giao tranh ở đó đã khiến 500.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Iraq đang phải đối diện với tình trạng bạo động tệ hại nhất của họ kể từ năm 2008, với việc Liên Hiệp Quốc nói rằng khoảng 4.500 người đã bị giết trong năm nay. Hơn 900 người đã thiệt mạng trong tháng trước.
Trong các cuộc tấn công nhanh như chớp những ngày gần đây, các chiến binh từ tổ chức Hồi giáo Sunni, Quốc gia Hồi giáo Iraq và Levant đã chiếm được hầu hết khu vực miền bắc của nước này. Trong cuộc tấn công mới nhất, các phần tử tranh đấu chiếm thị trấn Dhuluiyah.
Môt phát ngôn nhân của phiến quân, người đang tìm cách thiết lập một chính phủ Hồi Giáo, thề tiến vào Baghdad và vào Karbala, một thành phố miền tây nam Baghdad, một trong số những nơi linh thiêng nhất của người Hồi giáo Shia.
Trong khi đó các chiến binh Peshmerga, lực lượng an ninh của vùng tự trị người Kurd tại miền bắc Iraq, đã chiếm quyền kiểm soát một căn cứ không quân và các đồn binh khác bị quân đội chính phủ bỏ lại trong tỉnh Kirkuk có nguồn dầu hỏa phong phú.
Tổng thống Barack Obama, người đã chấm dứt cuộc chiến tranh Iraq kéo dài chín năm hồi năm 2011, nói rằng Iraq sẽ cần thêm sự trợ giúp của Hoa Kỳ và không có chọn lựa nào bị loại bỏ.
Hoa Kỳ đã bắt đầu di tản các công dân Mỹ từ một căn cứ không quân ở phía bắc Baghdad.
Quân đội Iraq gần như không đủ sức mạnh để chặn đứng cuộc tấn công dữ dội này, thường bỏ các đồn bốt của họ và chạy trốn, để lại vũ khí.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tìm cách triệu tập một phiên họp quốc hội khẩn cấp để tuyên bố tình trạng khẩn trương trên cả nước. Nhưng không đủ số dân biểu cần thiết vì có nhiều nhà lập pháp Sunni và người Kurd của Iraq tẩy chay phiên họp này, phản đối gia tăng quyền điều hành của ông Maliki, một người Shia, chiến đấu chống lại các phần tử tranh đấu.
Hoa Kỳ đã nói trong tuần này rằng họ sẽ gửi trợ giúp mới không được xác định rõ tới Baghdad. Hoa Kỳ đã cung cấp một kho đạn dược lớn cho Iraq kể từ khi rút các binh sĩ tác chiến ra khỏi nước này. Các giới chức Hoa Kỳ lên tiếng với điều kiện giấu tên, nói rằng một trong những chọn lựa đang được xem xét là liệu có gửi các máy bay không người lái tới Iraq hay không.
Các giới chức quốc tế đã lên án cuộc tấn công dữ dội của các phần tử tranh đấu Hồi giáo này và sự sụp đổ nhanh chóng của nền an ninh Iraq. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã mở một cuộc họp kín về Iraq hôm thứ Năm. Sau đó, chủ tịch của hội đồng này, Đại sứ Nga Vitaly Churkin, đã nói với các nhà báo rằng các nước thành viên bày tỏ sự đồng thanh ủng hộ cho chính phủ và nhân dân Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố của họ.
Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov trước đó đã nói rằng “sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq đang là một sự nghi vấn.” Tại Iran, Tổng thống Hassan Rouhani nói rằng chính phủ Tehran sẽ không dung thứ cho cuộc giao tranh tại nước láng giềng của của họ.
Trước khi cuộc họp diễn ra , Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ các phần tử tranh đấu về cuộc tấn công của họ vào Mosul. Các nước thành viên nói rằng “không có hành vi bạo động hay khủng bố nào” có thể đảo ngược con đường tiến tới hòa bình và dân chủ của Iraq.
Ông Maliki và tỉnh trưởng tỉnh Ninevah Athil Nujeifi kêu gọi các cư dân chiến đấu để chiếm lại Mosul.
Ông Maliki đã đả kích các giới chức quân sự Iraq, những người đã đào ngũ rời đơn vị của họ để chạy khỏi Mosul, và tuyên bố trong bài diễn văn hôm thứ Tư rằng họ là một phần của âm mưu này.
Tổ chức Quốc tế Di trú nói rằng cuộc giao tranh ở đó đã khiến 500.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Iraq đang phải đối diện với tình trạng bạo động tệ hại nhất của họ kể từ năm 2008, với việc Liên Hiệp Quốc nói rằng khoảng 4.500 người đã bị giết trong năm nay. Hơn 900 người đã thiệt mạng trong tháng trước.