Đường dẫn truy cập

Lào đặt trọng tâm vào tham vọng thủy điện


Người dân Thái Lan biểu tình kêu gọi ngừng phá hoại sông Mekong, ngày 24/6/2014.
Người dân Thái Lan biểu tình kêu gọi ngừng phá hoại sông Mekong, ngày 24/6/2014.

Một hội nghị quốc tế mới đây về tài nguyên nước ở Lào đã đặt trọng tâm vào tham vọng thủy điện của nước này, trong khi "bộ pin" cung cấp điện cho Đông Nam Á xuyên qua biên giới này với khoản đầu tư quan trọng vào các nhà máy thủy điện. Nhưng các nhà hoạt động môi trường nói họ lo ngại về tác động của con số ngày càng tăng các đập được đề xuất trên những hệ thống sông ngòi trong khu vực, nhất là dọc theo vùng Mekong mở rộng. Thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok gửi về bài tường thuật.

Hơn 500 đại biểu của hơn 50 quốc gia đã dự hội nghị ở Vientiane trong tuần trước bàn về tài nguyên nước và sự phát triển thủy điện ở khắp châu Á.

Hội nghị tập trung vào việc phát triển và xây dựng thủy điện khu vực với Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Malaysia và Pakistan khoa trưởng một số các đập nước lớn và nhà máy điện lớn nhất trên toàn cầu.

Một điểm nổi bật là tiềm năng của châu Á trong việc phát triển năng lượng sạch tái tạo, với việc trữ nước có liên hệ được coi như đem lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương.

Trong bài phát biểu trước hội nghị, ông Naruepon Sukumavasin, giám đốc kế hoạch của Ủy ban liên chính phủ Sông Mekong, tuyên bố thủy điện được thừa nhận là một "cơ hội phát triển quan trọng" cho khu vực.

Nhưng ông Naruepon nói tiến độ tăng tốc của việc phát triển thủy điện cũng đề ra những thách thức cho hợp tác khu vực.

Dự án thủy điện Kamchay ở tỉnh Kamport cách 146 km về phía tây của thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Dự án thủy điện Kamchay ở tỉnh Kamport cách 146 km về phía tây của thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Các đập nước gây lo ngại về môi trường

Theo các tài liệu hội nghị, là một trong những nước nghèo nhất trong khu vực, Lào đang tiến tới với việc xây dựng trên 350 dự án thủy điện với sự hỗ trợ của khu vực tư nhân và sẽ đem lại thêm 26.000 megawatt điện cho mạng lưới khu vực.

Lào vốn đã lâm vào một cuộc tranh cãi về việc xây dựng đập Xayaburi với kinh phí 3,8 tỷ đôla ở miền bắc nước này, cùng với kế hoạch xây đập Don Sahong với kinh phí 600 triệu đôla ở Siphandone thuộc tỉnh Chamapasak, cách biên giới giáp với Campuchia có 2 kilomet ở thượng nguồn sông.

Các nhà bảo vệ môi trường nói đập Don Sahong sẽ gây thiệt hại cho ngư nghiệp cấp thiết trong khi Việt Nam nêu ra quan ngại về tác động của đập đối với luồng nước chảy đến vùng châu thổ sông Mekong, là bát cơm và nơi sinh cư của 20 triệu người.

Các đập nước sẽ sản xuất điện năng cần thiết cho khu vực

Lào nói khoảng 50 dự án và chừng 4.000 megawatt điện đang được thực thi phần lớn để cung cấp trong nội địa trong khi hơn 20 dự án đang chuẩn bị để xuất khẩu tổng cộng khối lượng 15.000 megawatt điện.

Chính phủ nói các hợp đồng đã được ký với Thái Lan gồm việc mua 7.000 megawatt điện.

Lo ngại về công luận đối với các đập nước sẽ bị làm ngơ

Những các nhà hoạt động, như bà Premrudee Daorung, phối hợp viên của Dự án Sevana Đông Nam Á, nói rằng vai trò nổi bật của khu vục tư nhân gây phương hại cho khả năng các cộng đồng địa phương có thể nêu ra quan ngại về tác động của các đập nước đối với môi trường.

Bà Daorung phát biểu: "Mối lo ngại là khu vực tư nhân sẽ không bao giờ thực sự chú ý đến các luật lệ về tài nguyên, họ chỉ muốn lợi nhuận. Vì thế họ không quan tâm điều gì sẽ xảy ra cho con sông. Vấn đề là làm thế nào dân chúng địa phương trong khu vực có được thông tin hay thậm chí có thể than phiền được về dự án nếu họ muốn làm như thế?"

Bà Premrudee nói mối lo ngại là khu vực đã bước vào một kỷ nguyên "đầu tư lớn" vào tài nguyên nước do khu vực tư nhân thay vì chính phủ đứng đầu. Đó là một xu hướng mà bà mô tả là "rất nguy hiểm," nhất là về vấn đề trách nhiệm công cộng.

Ngư dân thả lưới bắt cá gần Don Sahong nơi mà chính phủ Lào đang có kế hoạch xây dựng một đập nước với kinh phí 600 triệu đôla.
Ngư dân thả lưới bắt cá gần Don Sahong nơi mà chính phủ Lào đang có kế hoạch xây dựng một đập nước với kinh phí 600 triệu đôla.

Giáo sư luật quốc tế Úc Ben Saul của trường Đại học Sydney, đồng tác giả một cuốn sách đánh giá vai trò của các thỏa thuận quốc tế trong việc giải quyết cuộc tranh luận về môi trường đối với các đập nước ở vùng sông Mekong, nói triển vọng theo dõi việc phát triển đập là "khá đen tối."

Ông Saul cho biết: "Phải, họ sẽ không bao giờ ngưng các đập nước và tôi nghĩ đó là vào thời điểm này tại mọi nước ngoại trừ Thái Lan việc cho rằng các đập nước sẽ ngừng lại khi ký các hiệp ước là điều viễn tưởng. Nhưng luật lệ dẫn tới những cải tiến trong các chương trình tái định cự, bồi thường tốt hơn cho các làng mạc, nếu nó dẫn đến việc thiết lập những bậc thang dành cho cá mặc dù cá không thể leo lên những bậc đó – ít nhất là có sự chú ý hơn đến các vấn đề môi trường."

Việc xây dựng đập ở vùng Sông Mekong vẫn là một cuộc tranh luận rất phân cực. Các tổ chức như Liên đoàn Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Quỹ Thiên nhiên Toàn thế giới (WWF) đang cảnh báo về tác động đối với các cộng đồng và nguồn cung thực phẩm ảnh hưởng đến hàng triệu người ở khắp khu vực.

Nhưng chính phủ Lào nói họ vẫn cam kết với điều họ gọi là phát triển thủy điện sạch có thể tái tạo.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG