Hoa Kỳ đang cứu xét một loạt các giải pháp để đáp lại các phần tử Hồi Giáo cực đoan đang tiến công trên toàn lãnh thổ Iraq và hiện kiểm soát được nhiều phần đất ở phía bắc nước này.
Trước sự kiện tổ chức Quốc gia Hồi Giáo Iraq và Vùng Cận đông, tức ISIL, quyết tâm tiến vào Baghdad, các lực lượng vũ trang Iraq phần lớn tan rã trước cuộc tiến công này.
Diễn biến mới được xem như là một sự kiện gây bẽ mặt cho Washington. Hoa Kỳ đã tiêu khoảng 25 tỉ đô la để huấn luyện và trang bị cho quân đội Iraq kể từ năm 2003 khi cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo bắt đầu.
Tổng thống Barack Obama, hôm thứ Năm, tại Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh ông không loại trừ một giải pháp nào có thể đáp ứng được với cuộc khủng hoảng.
Tổng thống Obama nói: “Tôi không loại trừ bất cứ giải pháp nào vì chúng ta có bổn phận đảm bảo là những phần tử thánh chiến này sẽ không có chỗ đứng thường trực tại Iraq hay tại Syria.
Nhưng có rất ít, nếu không nói là không có giải pháp nào lý tưởng cho Tổng thống Hoa Kỳ, người đã mang người lính Mỹ cuối cùng về nhà cách đây chỉ hai năm rưỡi và không muốn Hoa Kỳ can dự vào một cuộc chiến tranh khác ở nước ngoài.
Có thể tấn công bằng máy bay không người lái
Một giải pháp là dùng máy bay không người lái để nhắm và các chiến binh ISIL, như Hoa Kỳ đã làm đối với những kẻ bị nghi là phần tử chủ chiến tại các nước có phe nổi dậy, như là Pakistan, Afghanistan, Yemen và Somalia.
Các giới chức Hoa Kỳ ngày hôm qua nói những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nằm trong số những giải pháp được được cứu xét và cho biết là Hoa Kỳ đã sử dụng máy bay không người lái trên không phận Iraq để do thám.
Nhưng mặc dầu có thể hữu hiệu trong việc giết các cá nhân riêng rẽ có phần chắc máy bay không người lái sẽ không ngăn chặn được một lực lượng như ISIL và có thể gây nguy hiểm cho thường dân, theo như ông Stephen Zunes, một học giả về chính trị Trung Đông tại trường đại học San Francisco.
Ông phân tích:
“Đây không phải chỉ là vấn đề giết một vài phần tử xấu và phá hủy những nơi ẩn náu khác nhau của họ. Chúng ta nói đến một cuộc nổi dậy có hàng ngàn tay súng kiểm soát một vạt đất rất rộng lớn gồm có một vài khu vực thành thị quan trọng.”
Có cần đến bộ binh hay không?
Nhiều quan sát viên nói cuối cùng cuộc chiến chống lại ISIL phải được thắng bằng một cuộc tấn công trên bộ để lấy lại những lãnh thổ bị mất. Nhưng các giới chức Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ giải pháp đưa quân đội Mỹ trở lại Iraq.
Nếu không có cuộc tấn công bằng bộ binh của Hoa Kỳ, một giải pháp khác là huấn luyện thêm, cung cấp thêm vũ khí và tình báo cho lực lượng đang bị vây hãm của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki.
Tuy nhiên việc này cũng kèm theo nguy cơ vũ khí tối tân của Hoa Kỳ sẽ rơi vào tay những phần tử cực đoan ISIL, như đã xảy ra tại Mosul và Tikrit trong tuần này. Và có những nghi vấn về việc liệu binh sĩ Iraq có muốn chống những cuộc tấn công của ISIL hay không.
Ông Zunes nói tiếp: “Ta có thể vũ trang và huấn luyện lực lượng vũ trang của chính quyền địa phương nếu muốn nhưng vấn đề là họ có muốn chiến đấu và chết cho chính phủ hay không. Và tiếc thay chính phủ Maliki đã làm cho nhiều người bất bình trong một đất nước mà dường như họ không được sự ủng hộ của quần chúng và sự ủng hộ của binh sĩ để sẵn sàng hy sinh tính mạng của họ.”
Người Hồi giáo Sunni Iraq lâu nay vẫn than phiền là chính phủ Maliki do người Hồi giáo Shia chế ngự đã làm cho những căng thẳng giáo phái tệ hại thêm bằng cách không chia sẻ quyền hành và đàn áp những cuộc biểu tình do người Sunni lãnh đạo đòi hỏi cải cách.
Quân đội Iraq là tuyến phòng vệ đầu tiên
Dù sao, quân đội Iraq vẫn là giải pháp tốt nhất để chống lại ISIL của người Sunni, ông Andreas Krieg, một chuyên gia về những tổ chức xuyên quốc gia tại Trung Đông và là một diễn giả tại trường đại học King ở London nói với Đài VOA:
“Bất kể hàng tỉ đô la do đồng minh đầu tư vào để cải cách lãnh vực an ninh, quân đội Iraq không thực sự đạt được thành tích như chúng ta mong muốn. Nhưng người Iraq sẽ rõ ràng là tuyến đầu chống lại ISIL do đó họ cần phải được nâng đỡ bằng cách này hay cách khác.”
Ông Kreg nói các công ty an ninh tư có thể đóng một vai trò trong việc giúp huấn luyện quân đội Iraq. Ông nói các cơ quan tình báo Tây phương cũng nên chú trọng đến việc xác định và hỗ trợ cho những chiến binh Sunni có khuynh hướng ôn hòa cả tại Iraq lẫn Syria, nơi ISIL cũng kiểm soát một số lãnh thổ.
Trong khi Hoa Kỳ suy tính các giải pháp, các nhà lãnh đạo ISIL đe dọa tiến tới thủ đô Baghdad. Dù ít nhà phân tích nghĩ phiến quân có thể chiếm thành phố được phòng vệ cẩn mật này, ông Krieg nói điều thiết yếu là phải ngăn chặn ISIL trước khi tổ chức này thành công trong mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi Giáo.
Ông nói: “Tình hình hết sức mong manh ngay lúc này. Tổ chức này không có lực lượng chiến đấu để có thể quản lý lãnh thổ rộng lớn họ chiếm được. Do đó tôi nghĩ vì hiện nay họ đang yếu, nếu chúng ta có thể hành động nhanh chóng, tôi nghĩ có thể làm được việc gì đó. Nhưng một khi họ củng cố quyền hành vào những tháng sắp tới, tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn mà chúng ta không thể kiềm chế được.”
Trong khi ISIL lúc này đang chú trọng vào việc củng cố và giữ vững lãnh thổ, ông Krieg và các nhà phân tích khác cảnh báo là sự nổi dậy của một quốc gia Hồi Giáo thánh chiến cực đoan trong lòng thế giới Ả Rập có thể cuối cùng đe dọa những đồng minh của Hoa Kỳ tại Trung Đông và châu Âu.
Điều này cũng có nghĩa là hàng triệu người Iraq và Syria bị buộc phải tuân hành một phiên bản nghiêm khắc của luật Hồi Giáo mà ISIL hôm thứ Năm cho biết là bao gồm cả tham dự bắt buộc các buổi lễ tại các ngôi đền, phụ nữ ăn mặc giản dị, và chặt tay những kẻ trộm cắp.
Trước sự kiện tổ chức Quốc gia Hồi Giáo Iraq và Vùng Cận đông, tức ISIL, quyết tâm tiến vào Baghdad, các lực lượng vũ trang Iraq phần lớn tan rã trước cuộc tiến công này.
Diễn biến mới được xem như là một sự kiện gây bẽ mặt cho Washington. Hoa Kỳ đã tiêu khoảng 25 tỉ đô la để huấn luyện và trang bị cho quân đội Iraq kể từ năm 2003 khi cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo bắt đầu.
Tổng thống Barack Obama, hôm thứ Năm, tại Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh ông không loại trừ một giải pháp nào có thể đáp ứng được với cuộc khủng hoảng.
Tổng thống Obama nói: “Tôi không loại trừ bất cứ giải pháp nào vì chúng ta có bổn phận đảm bảo là những phần tử thánh chiến này sẽ không có chỗ đứng thường trực tại Iraq hay tại Syria.
Nhưng có rất ít, nếu không nói là không có giải pháp nào lý tưởng cho Tổng thống Hoa Kỳ, người đã mang người lính Mỹ cuối cùng về nhà cách đây chỉ hai năm rưỡi và không muốn Hoa Kỳ can dự vào một cuộc chiến tranh khác ở nước ngoài.
Có thể tấn công bằng máy bay không người lái
Một giải pháp là dùng máy bay không người lái để nhắm và các chiến binh ISIL, như Hoa Kỳ đã làm đối với những kẻ bị nghi là phần tử chủ chiến tại các nước có phe nổi dậy, như là Pakistan, Afghanistan, Yemen và Somalia.
Các giới chức Hoa Kỳ ngày hôm qua nói những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nằm trong số những giải pháp được được cứu xét và cho biết là Hoa Kỳ đã sử dụng máy bay không người lái trên không phận Iraq để do thám.
Nhưng mặc dầu có thể hữu hiệu trong việc giết các cá nhân riêng rẽ có phần chắc máy bay không người lái sẽ không ngăn chặn được một lực lượng như ISIL và có thể gây nguy hiểm cho thường dân, theo như ông Stephen Zunes, một học giả về chính trị Trung Đông tại trường đại học San Francisco.
Ông phân tích:
“Đây không phải chỉ là vấn đề giết một vài phần tử xấu và phá hủy những nơi ẩn náu khác nhau của họ. Chúng ta nói đến một cuộc nổi dậy có hàng ngàn tay súng kiểm soát một vạt đất rất rộng lớn gồm có một vài khu vực thành thị quan trọng.”
Có cần đến bộ binh hay không?
Nhiều quan sát viên nói cuối cùng cuộc chiến chống lại ISIL phải được thắng bằng một cuộc tấn công trên bộ để lấy lại những lãnh thổ bị mất. Nhưng các giới chức Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ giải pháp đưa quân đội Mỹ trở lại Iraq.
Nếu không có cuộc tấn công bằng bộ binh của Hoa Kỳ, một giải pháp khác là huấn luyện thêm, cung cấp thêm vũ khí và tình báo cho lực lượng đang bị vây hãm của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki.
Tuy nhiên việc này cũng kèm theo nguy cơ vũ khí tối tân của Hoa Kỳ sẽ rơi vào tay những phần tử cực đoan ISIL, như đã xảy ra tại Mosul và Tikrit trong tuần này. Và có những nghi vấn về việc liệu binh sĩ Iraq có muốn chống những cuộc tấn công của ISIL hay không.
Ông Zunes nói tiếp: “Ta có thể vũ trang và huấn luyện lực lượng vũ trang của chính quyền địa phương nếu muốn nhưng vấn đề là họ có muốn chiến đấu và chết cho chính phủ hay không. Và tiếc thay chính phủ Maliki đã làm cho nhiều người bất bình trong một đất nước mà dường như họ không được sự ủng hộ của quần chúng và sự ủng hộ của binh sĩ để sẵn sàng hy sinh tính mạng của họ.”
Người Hồi giáo Sunni Iraq lâu nay vẫn than phiền là chính phủ Maliki do người Hồi giáo Shia chế ngự đã làm cho những căng thẳng giáo phái tệ hại thêm bằng cách không chia sẻ quyền hành và đàn áp những cuộc biểu tình do người Sunni lãnh đạo đòi hỏi cải cách.
Quân đội Iraq là tuyến phòng vệ đầu tiên
Dù sao, quân đội Iraq vẫn là giải pháp tốt nhất để chống lại ISIL của người Sunni, ông Andreas Krieg, một chuyên gia về những tổ chức xuyên quốc gia tại Trung Đông và là một diễn giả tại trường đại học King ở London nói với Đài VOA:
“Bất kể hàng tỉ đô la do đồng minh đầu tư vào để cải cách lãnh vực an ninh, quân đội Iraq không thực sự đạt được thành tích như chúng ta mong muốn. Nhưng người Iraq sẽ rõ ràng là tuyến đầu chống lại ISIL do đó họ cần phải được nâng đỡ bằng cách này hay cách khác.”
Ông Kreg nói các công ty an ninh tư có thể đóng một vai trò trong việc giúp huấn luyện quân đội Iraq. Ông nói các cơ quan tình báo Tây phương cũng nên chú trọng đến việc xác định và hỗ trợ cho những chiến binh Sunni có khuynh hướng ôn hòa cả tại Iraq lẫn Syria, nơi ISIL cũng kiểm soát một số lãnh thổ.
Trong khi Hoa Kỳ suy tính các giải pháp, các nhà lãnh đạo ISIL đe dọa tiến tới thủ đô Baghdad. Dù ít nhà phân tích nghĩ phiến quân có thể chiếm thành phố được phòng vệ cẩn mật này, ông Krieg nói điều thiết yếu là phải ngăn chặn ISIL trước khi tổ chức này thành công trong mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi Giáo.
Ông nói: “Tình hình hết sức mong manh ngay lúc này. Tổ chức này không có lực lượng chiến đấu để có thể quản lý lãnh thổ rộng lớn họ chiếm được. Do đó tôi nghĩ vì hiện nay họ đang yếu, nếu chúng ta có thể hành động nhanh chóng, tôi nghĩ có thể làm được việc gì đó. Nhưng một khi họ củng cố quyền hành vào những tháng sắp tới, tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn hơn mà chúng ta không thể kiềm chế được.”
Trong khi ISIL lúc này đang chú trọng vào việc củng cố và giữ vững lãnh thổ, ông Krieg và các nhà phân tích khác cảnh báo là sự nổi dậy của một quốc gia Hồi Giáo thánh chiến cực đoan trong lòng thế giới Ả Rập có thể cuối cùng đe dọa những đồng minh của Hoa Kỳ tại Trung Đông và châu Âu.
Điều này cũng có nghĩa là hàng triệu người Iraq và Syria bị buộc phải tuân hành một phiên bản nghiêm khắc của luật Hồi Giáo mà ISIL hôm thứ Năm cho biết là bao gồm cả tham dự bắt buộc các buổi lễ tại các ngôi đền, phụ nữ ăn mặc giản dị, và chặt tay những kẻ trộm cắp.