Dân làng ở khu rừng Prey Lang của Campuchia nói tình trạng đốn gỗ bất hợp pháp đã gia tăng trong khu vực của họ, nhưng họ bất lực trước việc ngăn chặn nạn phá rừng đe dọa đến lề lối sinh hoạt của họ. Biên tập viên Say Mony trong ban tiếng Khmer của đài VOA đã đi thăm vùng hẻo lánh này và ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Ở bên trong khu rừng Prey Lang thuộc tỉnh Kratie, ông Hean Chhit và người cháu nội đang chuẩn bị đi cạo mủ cây, dùng để làm đuốc và vá thuyền.
Người nông dân 62 tuổi này cho biết ông đã sở hữu vài trăm cây để cạo mủ này. Nhưng nay, chỉ còn một vài cây sau khi các công ty đốn gỗ vào làm việc trong khu vực.
“Tôi đã sống ở đây trên 30 năm, dựa vào mảnh ruộng đó và những gốc, những sợi dây leo, những cành cây này. Nhưng kể từ khi những người đốn gỗ đến phá ngôi rừng Prey Lang này, thì chúng tôi biết dựa vào đâu mà sống?”
Vợ của ông, bà Prak Rith, nói họ cần ngôi rừng để có thể tiếp tục cuộc sống bộ tộc cổ truyền của họ.
“Chúng tôi dựa vào nhựa cây để mua những nhu yếu phẩm và các thực phẩm khác cho đời sống hàng ngày.”
Prey Lang là một trong những ngôi rừng lớn xanh quanh năm còn sót lại ở Campuchia, bao phủ khoảng 3 ngàn 600 kilomet vuông, trải ra 4 tỉnh.
Trên đường vào sâu trong rừng, phóng viên đài VOA đã nhìn thấy nhiều máy móc lớn trong đó có máy đào và ủi đất. Một nhóm đàn ông canh gác nói những máy đó là để xây đường đến các ngôi làng xung quanh. Nhưng dân địa phương nói các máy đó là để khai quang rừng.
Theo Mạng lưới Cộng đồng Prey Lang, khoảng 200 ngàn người, đa số là người bản thổ, dựa vào rừng để sinh sống và sinh hoạt theo lối cổ truyền. Nhưng nhóm này nói rừng đã bị đe dọa kể từ khi thực thi một chính sách nhượng đất của chính phủ.
Ông Kim Sokhorn, một đại diện của Mạng lưới Cộng đồng Prey Lang nói các cuộc tuần ta của cộng đồng rừng đã không có hiệu quả trong việt ngăn chặn nạn đốn gỗ bất hợp pháp ngày càng tăng.
“Thực vậy, đó là vai trò của cấp có thẩm quyền, như các giới chức quản lý rừng đang được nhà nước trả lương để làm công tác ngăn chặn và diệt trừ nạn đốn gỗ bất hợp pháp trong vùng Prey Lang. Nhưng thay vì thế họ lại phục vụ cho quyền lợi của công ty.”
Nhà chức trách phủ nhận lời cáo buộc của cộng đồng, và nói rằng chính sách nhượng đất và rừng của chính phủ nhắm mục đích thúc đẩy nền kinh tế quốc gia và đem lại công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương.
Ở bên trong khu rừng Prey Lang thuộc tỉnh Kratie, ông Hean Chhit và người cháu nội đang chuẩn bị đi cạo mủ cây, dùng để làm đuốc và vá thuyền.
Người nông dân 62 tuổi này cho biết ông đã sở hữu vài trăm cây để cạo mủ này. Nhưng nay, chỉ còn một vài cây sau khi các công ty đốn gỗ vào làm việc trong khu vực.
“Tôi đã sống ở đây trên 30 năm, dựa vào mảnh ruộng đó và những gốc, những sợi dây leo, những cành cây này. Nhưng kể từ khi những người đốn gỗ đến phá ngôi rừng Prey Lang này, thì chúng tôi biết dựa vào đâu mà sống?”
Vợ của ông, bà Prak Rith, nói họ cần ngôi rừng để có thể tiếp tục cuộc sống bộ tộc cổ truyền của họ.
“Chúng tôi dựa vào nhựa cây để mua những nhu yếu phẩm và các thực phẩm khác cho đời sống hàng ngày.”
Prey Lang là một trong những ngôi rừng lớn xanh quanh năm còn sót lại ở Campuchia, bao phủ khoảng 3 ngàn 600 kilomet vuông, trải ra 4 tỉnh.
Trên đường vào sâu trong rừng, phóng viên đài VOA đã nhìn thấy nhiều máy móc lớn trong đó có máy đào và ủi đất. Một nhóm đàn ông canh gác nói những máy đó là để xây đường đến các ngôi làng xung quanh. Nhưng dân địa phương nói các máy đó là để khai quang rừng.
Theo Mạng lưới Cộng đồng Prey Lang, khoảng 200 ngàn người, đa số là người bản thổ, dựa vào rừng để sinh sống và sinh hoạt theo lối cổ truyền. Nhưng nhóm này nói rừng đã bị đe dọa kể từ khi thực thi một chính sách nhượng đất của chính phủ.
Ông Kim Sokhorn, một đại diện của Mạng lưới Cộng đồng Prey Lang nói các cuộc tuần ta của cộng đồng rừng đã không có hiệu quả trong việt ngăn chặn nạn đốn gỗ bất hợp pháp ngày càng tăng.
“Thực vậy, đó là vai trò của cấp có thẩm quyền, như các giới chức quản lý rừng đang được nhà nước trả lương để làm công tác ngăn chặn và diệt trừ nạn đốn gỗ bất hợp pháp trong vùng Prey Lang. Nhưng thay vì thế họ lại phục vụ cho quyền lợi của công ty.”
Nhà chức trách phủ nhận lời cáo buộc của cộng đồng, và nói rằng chính sách nhượng đất và rừng của chính phủ nhắm mục đích thúc đẩy nền kinh tế quốc gia và đem lại công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương.