Đường dẫn truy cập

Bà Somaly Mam từ nhiệm sau khi bị cáo giác bịa chuyện


Bà Somaly Mam tại một buổi lễ của tổ chức Somaly Mam Foundation ở New York
Bà Somaly Mam tại một buổi lễ của tổ chức Somaly Mam Foundation ở New York

Một trong các nhà hoạt động nổi bật của Campuchia đã rút lui sau các bài tường thuật của giới truyền thông tố giác bà bịa đặt câu chuyện đời của bà và câu chuyện của nhiều phụ nữ khác tự nhận là nạn nhân buôn bán tình dục. Thông tín viên VOA Robert Carmichael tường thuật rằng Bà Somaly Mam, người sáng lập một quỹ chống buôn bán tình dục mang tên bà đã từ chức trong tuần này sau một cuộc điều tra nội bộ.

Trong nhiều năm, bà Somaly Mam đã là một nhân vật hàng đầu được quốc tế biết đến về các nỗ lực chống nạn mua bán tình dục. Năm 2009, tạp chí Time của Hoa Kỳ đã chọn bà vào danh sách 100 người có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới. 3 năm trước đó, kênh truyền hình tin tức CNN liệt kê bà là một trong các anh hùng của đài.

Tổ chức phi lợi nhuận mang tên bà, Quỹ Somaly Mam, có trụ sở ở New York và quyên góp tiền cho tổ chức AFESIP của bà có cơ sở ở Campuchia. Cơ sở này có 3 trung tâm hoạt động cho nạn nhân bị buôn bán tình dục.

Quỹ Somaly Mam lâu nay vẫn được các nhân vật nổi tiếng của Mỹ ủng hộ. Trong số các các cổ đông có nữ tài tử điện ảnh Susan Sarandon và Trưởng ban Ðiều hành Facebook Sheryl Sandberg.

Nhưng trong vòng 2 năm qua, một loạt các bài tường trình của giới truyền thông đã nêu nghi ngờ về những câu chuyện một số phụ nữ kể lại mà quỹ của bà đưa ra là nạn nhân buôn bán tình dục. Gần đây hơn, các thắc mắc được nêu lên về một số sự thực đằng sau câu chuyện của chính bà Somaly Mann được quảng bá rấm rộ là một nạn nhân của nạn buôn bán tình dục.

Các bài tường trình thoạt tiên được đăng vào năm 2102 và 2013 trên nhật báo Anh ngữ Cambodia Daily. Nhưng mãi đến đầu năm nay Quỹ Somaly Mam mới chỉ định một công ty luật cứu xét về những tố giác vừa kể.

Hồi đầu tháng này, tạp chí Newsweek của Hoa Kỳ đăng một bài được đưa lên trang bìa của cựu chủ biên tờ Cambodia Daily là ông Simon Marks trình bày nhiều tố giác tương tự cho một cử tọa đông đảo hơn.

Hôm thứ tư ở New York, giám đốc điều hành quỹ, bà Gina Reiss-Wilchins loan báo rằng Long Pros - người kể lại câu chuyện mình từng là một nô lệ tình dục đã sống sót sau khi phải chịu đựng sự tàn ác khủng khiếp được đăng trên báo New York Times, sẽ không có liên hệ gì với quỹ nữa.

Bà Somaly Mam chưa công khai bình luận về những tố giác hay về việc bà từ nhiệm. Trong một email, bà Alsion Nakamura, giám đốc truyền thông của quỹ, nói với đài VOA rằng tổ chức không tuyên bố gì thêm vào lúc này. Tổ chức chưa công bố kết quả cuộc điều tra của mình.

Tuy nhiên, kết quả cuộc điều tra có thể gây nhiều ảnh hưởng hơn là Somaly Mann và hai tổ chức phi chính phủ của bà.

Sébastien Marot là người sáng lập Friends-International, một tổ chức được kính nể làm việc ở Campuchia và nước ngoài với hàng ngàn trẻ em sống ngoài đường phố. Ông nói mối quan ngại của ông là tin tức hôm nay có thể gây thiệt hại cho các tổ chức khác làm việc trong khu vực chống buôn bán người.

Ông nói: “Mối lo ngại lớn nhất của tôi – do hậu quả của tất cả các sự việc này – là nó sẽ hoặc có thể gây ra một hình ảnh xấu về công tác thực hiện ở Campuchia và công tác thực hiện trong lãnh vực mua bán người và phụ nữ có nguy cơ. Và điều này sẽ tai hại, vô cùng tai hại – có thể trở thành rất tai hại cho các tổ chức phi chính phủ ở Campuchia và các nơi khác và thực sự gây phương hại cho việc làm tốt đẹp của nhiều tổ chức này.”

Quỹ Somaly Mama được thành lập năm 2007 để chống nạn buôn bán người và khai thác tình dục nhắm vào phụ nữ và các em gái ở Đông nam châu Á và kể từ khi đó, đã khiến cho vấn đề được chú ý nhiều hơn.

Nhưng qua nhiều năm, một số lời khẳng định của bà Somaly Mam đã gây khó chịu, cũng như việc tổ chức dùng những người bị cho là nạn nhân của nạn buôn bán tình dục để gây quỹ và nâng cao nhận thức về vấn đề. Quyết định của tổ chức cho phép ký giả Nicholas Kristoff dùng twitter để thông báo trực tiếp về một vụ bố ráp ổ mại dâm ở Campuchia vào năm 2011 cũng bị chỉ trích gay gắt.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG