Hôm qua, các cuộc đàm phán về khí hậu ở Doha, Qatar tiếp tục bước qua tuần lễ thứ hai, vào lúc các đại biểu của gần 200 quốc gia cố gắng thảo ra một văn kiện thay thế cho Hiệp định Kyoto, thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu sắp hết hạn vào cuối tháng này. Các cuộc thương lượng đang lâm vào thế bí vì những yêu cầu của các nước nghèo hơn xin được trợ giúp tài chính để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Thông tín viên VOA Rosanne Skirble ghi nhận chi tiết trong bài tường trình sau đây.
Các đại biểu của gần 200 nước cả giầu lẫn nghèo có mặt tại Doha để gia hạn Hiệp định Kyoto, thỏa thuận năm 1997 về biến đổi khí hậu sẽ hết hạn vào cuối tháng này, và để bắt đầu đúc kết một thỏa thuận mới để thay thế.
Hai vấn đề gây trở ngại cho con đường tiến tới. Các nước đang phát triển yêu cầu các quốc gia công nghiệp hóa thực hiện các cam kết theo hiệp định Kyoto là giảm thiểu lượng khí carbonic và các loại khí có hiệu ứng nhà kính khác, và đưa ra các biện pháp mới hạn chế khí thải nhiều hơn lên bàn thảo luận.
Các quốc gia đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, cũng nhấn mạnh rằng các nước giàu có cung cấp thêm viện trợ cho các nước nghèo hơn để giúp họ ứng phó với các ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng mực nước biển dâng cao và các cơn bão có cường độ mạnh hơn.
Ông Tim Gore là một cố vấn về chính sách biến đổi khí hậu thuộc Tổ chức Oxfam Quốc tế, một liên đoàn các tổ chức làm việc về các vấn đề công lý xã hội. Tại Doha hôm qua, ông Gore ca ngợi các nỗ lực của Anh quốc, Ðức và Thụy Ðiển tăng viện trợ về khí hậu và ông hy vọng các nước khác cũng theo gương.
Ông Gore nói: “Những thông báo đó thực đáng hoan nghênh. Và chúng chiếu một điểm sáng vào những nước tiếp tục giữ im lặng, như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và thậm chí cả Australia. Nhưng chúng ta cũng cần phải khẳng định rất rõ rằng những thông báo loại này được đưa ra trong các cuộc họp báo không thể thay thế cho những cam kết rõ ràng trong văn bản rằng các nước nghèo đã đến đây để thương lượng.”
Ông Gore nói các nước nghèo cần có ngân quỹ để giúp họ xoay qua sử dụng các nguồn năng luợng sạch sẽ hơn và điều chỉnh cho phù hợp với một thế giới ấm nóng hơn.
Ông Gore nói tiếp: “Chúng ta cần tối thiểu là biết được mức tài trợ công cộng mà các nước đã phát triển cung cấp cho các nước nghèo để chống với tình trạng biến đổi khí hậu tăng thêm vào năm tới, và tiếp tục tăng mỗi năm cho đến khi chúng tôi đạt mức 100 tỷ đôla trước năm 2020, 100 tỷ đôla mỗi năm trước năm 2020.”
Tại các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc bàn về khí hậu vào năm 2009, các đại biểu đã đồng ý tiền sẽ được đưa vào một Quỹ Khí hậu Xanh. Theo ông Gore, cho đến nay những nước đóng vai trò quan trọng nhất – như Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu – vẫn chưa giải quyết chính xác cách thức họ sẽ cung cấp khoản tiền mà họ hứa. Nhưng một nhà thương thuyết của Hoa Kỳ ở Doha nói chính quyền của ông Obama tiếp tục ủng hộ tài trợ về khí hậu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi các đại biểu giải quyết vấn đề.
Ông Ban cho biết: “Vì lý do đơn giản là nó tác động đến tất cả moị nguời ngày càng nhiều và sâu đậm hơn. Nếu chúng ta cùng hành động với một mục tiêu rõ ràng thì chúng ta có thể đối phó với thách thức. Nhưng chúng ta cần phải đoàn kết, các chính phủ từ tất cả các khu vục, các doanh nghiệp, và các xã hội dân sự. Chúng ta có một chọn lựa rõ ràng: Ðoàn kết hay cùng ngã xuống.”
Ông Ban nói ông đã họp với một nhóm các nước chủ chốt để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một thỏa thuận về tài trợ dài hạn. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hôm qua cho biết ông dự tính triệu tập một cuộc họp cấp cao vào năm 2014 nhắm mục đích đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế trì trệ để chống lại với tình trạng biến đổi khí hậu.
Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Doha sẽ kết thúc vào ngày mai.
Các đại biểu của gần 200 nước cả giầu lẫn nghèo có mặt tại Doha để gia hạn Hiệp định Kyoto, thỏa thuận năm 1997 về biến đổi khí hậu sẽ hết hạn vào cuối tháng này, và để bắt đầu đúc kết một thỏa thuận mới để thay thế.
Hai vấn đề gây trở ngại cho con đường tiến tới. Các nước đang phát triển yêu cầu các quốc gia công nghiệp hóa thực hiện các cam kết theo hiệp định Kyoto là giảm thiểu lượng khí carbonic và các loại khí có hiệu ứng nhà kính khác, và đưa ra các biện pháp mới hạn chế khí thải nhiều hơn lên bàn thảo luận.
Các quốc gia đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc, cũng nhấn mạnh rằng các nước giàu có cung cấp thêm viện trợ cho các nước nghèo hơn để giúp họ ứng phó với các ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng mực nước biển dâng cao và các cơn bão có cường độ mạnh hơn.
Ông Tim Gore là một cố vấn về chính sách biến đổi khí hậu thuộc Tổ chức Oxfam Quốc tế, một liên đoàn các tổ chức làm việc về các vấn đề công lý xã hội. Tại Doha hôm qua, ông Gore ca ngợi các nỗ lực của Anh quốc, Ðức và Thụy Ðiển tăng viện trợ về khí hậu và ông hy vọng các nước khác cũng theo gương.
Ông Gore nói: “Những thông báo đó thực đáng hoan nghênh. Và chúng chiếu một điểm sáng vào những nước tiếp tục giữ im lặng, như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và thậm chí cả Australia. Nhưng chúng ta cũng cần phải khẳng định rất rõ rằng những thông báo loại này được đưa ra trong các cuộc họp báo không thể thay thế cho những cam kết rõ ràng trong văn bản rằng các nước nghèo đã đến đây để thương lượng.”
Ông Gore nói các nước nghèo cần có ngân quỹ để giúp họ xoay qua sử dụng các nguồn năng luợng sạch sẽ hơn và điều chỉnh cho phù hợp với một thế giới ấm nóng hơn.
Ông Gore nói tiếp: “Chúng ta cần tối thiểu là biết được mức tài trợ công cộng mà các nước đã phát triển cung cấp cho các nước nghèo để chống với tình trạng biến đổi khí hậu tăng thêm vào năm tới, và tiếp tục tăng mỗi năm cho đến khi chúng tôi đạt mức 100 tỷ đôla trước năm 2020, 100 tỷ đôla mỗi năm trước năm 2020.”
Tại các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc bàn về khí hậu vào năm 2009, các đại biểu đã đồng ý tiền sẽ được đưa vào một Quỹ Khí hậu Xanh. Theo ông Gore, cho đến nay những nước đóng vai trò quan trọng nhất – như Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu – vẫn chưa giải quyết chính xác cách thức họ sẽ cung cấp khoản tiền mà họ hứa. Nhưng một nhà thương thuyết của Hoa Kỳ ở Doha nói chính quyền của ông Obama tiếp tục ủng hộ tài trợ về khí hậu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi các đại biểu giải quyết vấn đề.
Ông Ban cho biết: “Vì lý do đơn giản là nó tác động đến tất cả moị nguời ngày càng nhiều và sâu đậm hơn. Nếu chúng ta cùng hành động với một mục tiêu rõ ràng thì chúng ta có thể đối phó với thách thức. Nhưng chúng ta cần phải đoàn kết, các chính phủ từ tất cả các khu vục, các doanh nghiệp, và các xã hội dân sự. Chúng ta có một chọn lựa rõ ràng: Ðoàn kết hay cùng ngã xuống.”
Ông Ban nói ông đã họp với một nhóm các nước chủ chốt để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một thỏa thuận về tài trợ dài hạn. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hôm qua cho biết ông dự tính triệu tập một cuộc họp cấp cao vào năm 2014 nhắm mục đích đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế trì trệ để chống lại với tình trạng biến đổi khí hậu.
Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Doha sẽ kết thúc vào ngày mai.