Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Doha, Qatar, tiếp tục sang tuần lễ thứ nhì vào ngày thứ Tư, nhằm tìm cách tạo ra một hiệp định thay thế cho Nghị định thư Kyoto.
Nghị định thư toàn cầu về biến đổi khí hậu ký năm 1997 sẽ mãn hạn vào cuối tháng này, nhưng các thương thuyết gia hy vọng sẽ gia hạn nghị định thư đó cho tới khi một hiệp định mạnh hơn có thể được triển khai và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2020.
Hai vấn đề làm bế tắc các cuộc đàm phán. Các nước đang phát triển đòi các quốc gia công nghiệp hóa làm tròn cam kết của họ theo tinh thần Nghị định thư Kyoto để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, và đưa ra thảo luận các vần đề mới, lớn hơn về ngăn chặn khí thải. Họ cũng muốn những quốc gia giàu có cung cấp thêm viện trợ tài chánh để giúp các nước nghèo chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn và đối phó với một trái đất nóng hơn.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2009, các phái đoàn đã thỏa thuận rằng chậm nhất là năm 2020, sẽ gây được 100 tỉ đô la cho Quỹ Khí Hậu Xanh, nhưng các nước giầu chưa đưa ra một thời biểu để những ngân quỹ này có sẵn.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, nói với các phái đoàn rằng: “Chúng ta có một chọn lựa rõ ràng là đứng chung với nhau hay ngã chung với nhau.”
Ông Ban Ki-moon đã họp với một nhóm các phái đoàn từ những nước đã phát triển để nhấn mạnh tới sự quan trọng của một hiệp định về tài trợ dài hạn cho biến đổi khí hậu.
Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Doha sẽ kết thúc vào thứ Sáu.
Nghị định thư toàn cầu về biến đổi khí hậu ký năm 1997 sẽ mãn hạn vào cuối tháng này, nhưng các thương thuyết gia hy vọng sẽ gia hạn nghị định thư đó cho tới khi một hiệp định mạnh hơn có thể được triển khai và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2020.
Hai vấn đề làm bế tắc các cuộc đàm phán. Các nước đang phát triển đòi các quốc gia công nghiệp hóa làm tròn cam kết của họ theo tinh thần Nghị định thư Kyoto để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, và đưa ra thảo luận các vần đề mới, lớn hơn về ngăn chặn khí thải. Họ cũng muốn những quốc gia giàu có cung cấp thêm viện trợ tài chánh để giúp các nước nghèo chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn và đối phó với một trái đất nóng hơn.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2009, các phái đoàn đã thỏa thuận rằng chậm nhất là năm 2020, sẽ gây được 100 tỉ đô la cho Quỹ Khí Hậu Xanh, nhưng các nước giầu chưa đưa ra một thời biểu để những ngân quỹ này có sẵn.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, nói với các phái đoàn rằng: “Chúng ta có một chọn lựa rõ ràng là đứng chung với nhau hay ngã chung với nhau.”
Ông Ban Ki-moon đã họp với một nhóm các phái đoàn từ những nước đã phát triển để nhấn mạnh tới sự quan trọng của một hiệp định về tài trợ dài hạn cho biến đổi khí hậu.
Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Doha sẽ kết thúc vào thứ Sáu.