Đại diện của gần 200 quốc gia đã bắt đầu 2 tuần đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận về việc làm thế nào để hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Các đại biểu tại hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Doha, Qatar, chủ yếu sẽ giải quyết việc gia hạn Nghị định thư Kyoto.
Hết hạn vào năm nay, hiệp định này ràng buộc các nước phát triển phải cắt giảm 5% lượng khí thải dưới mức năm 1990.
Những nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như Mỹ và Trung Quốc không có tên trong thỏa thuận, trong khi Nga, Nhật Bản và Canada nói không muốn có tên mình khi thỏa thuận Kyoto được gia hạn.
Trong trường hợp đó, chỉ còn khoảng 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới vẫn chịu sự ràng buộc nếu thỏa thuận được tiếp tục.
Hội nghị cũng sẽ bao gồm các cuộc đàm phán về việc phác thảo một thỏa thuận mới về khí hậu toàn cầu, sẽ được chung quyết vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020.
Các cuộc đàm phán diễn ra sau khi một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tuần trước cảnh báo cần phải gấp rút hành động nhằm tránh để nhiệt độ toàn thế giới tăng lên 2 độ C trên mức tiền công nghiệp.
Báo cáo này nói lượng khí gây hiệu ứng nhà kính đã tăng 20% kể từ năm 2000, và rằng nếu không có thêm bất kỳ cam kết hành động nào thì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có thể lên từ 3 đến 5 độ C đến cuối thế kỷ này.
Các nhà khoa học khắp thế giới đều nhất trí rằng, hàng tỉ tấn khí thải carbon dioxide do con người xả vào bầu khí quyển Trái đất trong vòng 100 năm qua phần lớn chính là tác nhân gây ra hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.
Các đại biểu tại hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Doha, Qatar, chủ yếu sẽ giải quyết việc gia hạn Nghị định thư Kyoto.
Hết hạn vào năm nay, hiệp định này ràng buộc các nước phát triển phải cắt giảm 5% lượng khí thải dưới mức năm 1990.
Những nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như Mỹ và Trung Quốc không có tên trong thỏa thuận, trong khi Nga, Nhật Bản và Canada nói không muốn có tên mình khi thỏa thuận Kyoto được gia hạn.
Trong trường hợp đó, chỉ còn khoảng 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới vẫn chịu sự ràng buộc nếu thỏa thuận được tiếp tục.
Hội nghị cũng sẽ bao gồm các cuộc đàm phán về việc phác thảo một thỏa thuận mới về khí hậu toàn cầu, sẽ được chung quyết vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020.
Các cuộc đàm phán diễn ra sau khi một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tuần trước cảnh báo cần phải gấp rút hành động nhằm tránh để nhiệt độ toàn thế giới tăng lên 2 độ C trên mức tiền công nghiệp.
Báo cáo này nói lượng khí gây hiệu ứng nhà kính đã tăng 20% kể từ năm 2000, và rằng nếu không có thêm bất kỳ cam kết hành động nào thì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có thể lên từ 3 đến 5 độ C đến cuối thế kỷ này.
Các nhà khoa học khắp thế giới đều nhất trí rằng, hàng tỉ tấn khí thải carbon dioxide do con người xả vào bầu khí quyển Trái đất trong vòng 100 năm qua phần lớn chính là tác nhân gây ra hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.