LONDON —
Khi các đại biểu trên khắp thế giới họp tại Doha, Qatar từ ngày 26 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12, họ có thể cảm thấy một nhận thức mới về sự khẩn trương cần phải giải quyết vấn đề được giao phó cho họ, là sự biến đổi khí hậu. Nhưng các chuyên gia không đặt nhiều hy vọng vào cuộc họp này. Từ London, thông tín viên VOA Al Pessin ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Từ nhiều thập niên, việc thảo luận về biến đổi khí hậu đã gợi ra các hình ảnh băng tan và những chú gấu bắc cực lâm vào thế kẹt. Nhưng nay không phải chỉ là những chú gấu bắc cực mà thôi. Các chuyên gia nói nhiệt độ ấm dần và đại dương dâng triều đang góp phần gây ra những cơn bão lớn hơn và có sức tàn phá mạnh hơn.
Tại văn phòng của nhóm hoạt động cho môi trường Greenpeace ở London, cố vấn trưởng về chính sách Ruth Davis nói vào lúc nhiều người hơn trải nghiệm các tác động của sự biến đổi khí hậu, có phần chắc hơn là phải có những thay đổi về chính sách.
Ông Davis nói: “Ngày càng có nhiều người hơn phải chịu đựng tác động của sự biến đổi khí hậu. Và điều thực sự quan trọng là các chính phủ đến Doha phó hội phải thừa nhận sự kiện đó và đem theo cùng với họ, để họ có được một nhận thức về sự khẩn cấp và trọng điểm.”
Các thiên tai ảnh hưởng không những đến những người bị mất nhà cửa mà còn ảnh hưởng cả đến thu hoạch mùa vụ, đến giá cả thực phẩm, mức bảo hiểm, y tế công cộng và nhiều vấn đề khác nữa. Giám đốc Viện Biến đổi Khí hậu tại trường Ðại học Vương quốc London, ông Brian Hoskins, nói chìa khóa để nẩy sinh ra hậu thuẫn cho các thay đổi về chính sách có thể là khi các sự kiện đó xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn tại các nước có ảnh hưởng.
Theo ông Hoskins, có xu hướng nghĩ rằng các thiên tai có thể xảy ra ở Bangladesh, nhưng sẽ không xảy ra ở New Orleans hay New York.
Nhưng chúng đã xảy ra ở New Orleans và New York. Chúng ta đã thấy là cho dù chúng ta có nghị rằng chúng ta tiến bộ đến đâu đi nữa về trình độ phát triển, thì chúng ta vẫn rất lệ thuộc vào môi trường.
Bà Ruth Davis nói các nhà lãnh đạo cần phải thừa nhận cái giá của sự bất hành động, đồng thời các lợi ích của việc quảng bá các cách thức thay thế để sản xuất năng lượng mà không góp phần làm nóng toàn cầu – các phương pháp sản xuất điện bằng mặt trời, sức gió và địa nhiệt.
Ông Davis nói: “Sẽ phải mất cả chục năm, hay hơn nữa, để có thể xoay chuyển tình thế. Nhưng sẽ không mất lâu đến thế để đi đến chỗ mà chúng ta bắt đầu bố trí các kỹ thuật đó trên quy mô to lớn. Kế đến, một khi ta đã bắt đầu, thì các lợi ích to lớn thực sự có liên hệ đến việc bắt đầu sử dụng năng lượng có thể tái tạo ở quy mô lớn sẽ có ảnh hưởng dây chuyền.”
Nhưng các chuyên gia không trông đợi nhiều vào Hiệp ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu. Họ hy vọng nhiều nhất là sự tái cam kết đạt được thỏa thuận vào năm 2015 về các tiêu chuẩn môi trường sẽ có hiệu lực 5 năm sau đó.
Các chuyên gia nói một thỏa thuận với các tiêu chuẩn toàn cầu, sự minh bạch và các sáng kiến sử dụng các kỹ thuật mới ít nhất có thể bắt đầu đảo ngược tác động của sự tăng nhiệt toàn cầu. Nhưng họ lo ngsại về việc liệu có ý chí chính trị hay không, và sẽ có thêm bao nhiêu người phải chịu đau khổ về các tai ách khí hậu trước khi tiến trình bắt đầu.
Từ nhiều thập niên, việc thảo luận về biến đổi khí hậu đã gợi ra các hình ảnh băng tan và những chú gấu bắc cực lâm vào thế kẹt. Nhưng nay không phải chỉ là những chú gấu bắc cực mà thôi. Các chuyên gia nói nhiệt độ ấm dần và đại dương dâng triều đang góp phần gây ra những cơn bão lớn hơn và có sức tàn phá mạnh hơn.
Tại văn phòng của nhóm hoạt động cho môi trường Greenpeace ở London, cố vấn trưởng về chính sách Ruth Davis nói vào lúc nhiều người hơn trải nghiệm các tác động của sự biến đổi khí hậu, có phần chắc hơn là phải có những thay đổi về chính sách.
Ông Davis nói: “Ngày càng có nhiều người hơn phải chịu đựng tác động của sự biến đổi khí hậu. Và điều thực sự quan trọng là các chính phủ đến Doha phó hội phải thừa nhận sự kiện đó và đem theo cùng với họ, để họ có được một nhận thức về sự khẩn cấp và trọng điểm.”
Các thiên tai ảnh hưởng không những đến những người bị mất nhà cửa mà còn ảnh hưởng cả đến thu hoạch mùa vụ, đến giá cả thực phẩm, mức bảo hiểm, y tế công cộng và nhiều vấn đề khác nữa. Giám đốc Viện Biến đổi Khí hậu tại trường Ðại học Vương quốc London, ông Brian Hoskins, nói chìa khóa để nẩy sinh ra hậu thuẫn cho các thay đổi về chính sách có thể là khi các sự kiện đó xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn tại các nước có ảnh hưởng.
Theo ông Hoskins, có xu hướng nghĩ rằng các thiên tai có thể xảy ra ở Bangladesh, nhưng sẽ không xảy ra ở New Orleans hay New York.
Nhưng chúng đã xảy ra ở New Orleans và New York. Chúng ta đã thấy là cho dù chúng ta có nghị rằng chúng ta tiến bộ đến đâu đi nữa về trình độ phát triển, thì chúng ta vẫn rất lệ thuộc vào môi trường.
Bà Ruth Davis nói các nhà lãnh đạo cần phải thừa nhận cái giá của sự bất hành động, đồng thời các lợi ích của việc quảng bá các cách thức thay thế để sản xuất năng lượng mà không góp phần làm nóng toàn cầu – các phương pháp sản xuất điện bằng mặt trời, sức gió và địa nhiệt.
Ông Davis nói: “Sẽ phải mất cả chục năm, hay hơn nữa, để có thể xoay chuyển tình thế. Nhưng sẽ không mất lâu đến thế để đi đến chỗ mà chúng ta bắt đầu bố trí các kỹ thuật đó trên quy mô to lớn. Kế đến, một khi ta đã bắt đầu, thì các lợi ích to lớn thực sự có liên hệ đến việc bắt đầu sử dụng năng lượng có thể tái tạo ở quy mô lớn sẽ có ảnh hưởng dây chuyền.”
Nhưng các chuyên gia không trông đợi nhiều vào Hiệp ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu. Họ hy vọng nhiều nhất là sự tái cam kết đạt được thỏa thuận vào năm 2015 về các tiêu chuẩn môi trường sẽ có hiệu lực 5 năm sau đó.
Các chuyên gia nói một thỏa thuận với các tiêu chuẩn toàn cầu, sự minh bạch và các sáng kiến sử dụng các kỹ thuật mới ít nhất có thể bắt đầu đảo ngược tác động của sự tăng nhiệt toàn cầu. Nhưng họ lo ngsại về việc liệu có ý chí chính trị hay không, và sẽ có thêm bao nhiêu người phải chịu đau khổ về các tai ách khí hậu trước khi tiến trình bắt đầu.