Khi Trung Quốc công bố bạch thư quốc phòng bán niên mới đây, thì rõ ràng là vấn đề an ninh lãnh hải số 1 của nước này là Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh vẫn coi là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, một vấn đề lãnh hải ít được chú ý là những hòn đảo đang có tranh chấp quanh Trung Quốc.
Trong vùng biển Nam Trung Quốc, có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa là một dẫy đảo đá mà cả Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều nhận chủ quyền. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam thì nhận chủ quyền Hoàng Sa, một dẫy đảo nhỏ hơn.
Trong vùng Biển Đông Trung Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản bất đồng gay gắt về việc nước nào sở hữu những hòn đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku.
Các hòn đảo này nằm gần các tuyến hàng hải chủ yếu và các khu vực đánh cá thương mại quan trọn. Nhưng quan trọng hơn nữa, các đảo này được cho là nằm trên các trữ lượng lớn về dầu khí.
Ông Gabe Collins là một chuyên gia về hàng hóa thuộc một trang web phân tích có tên là China SignPost. Ông nghĩ rằng sự khát khao về năng lượng của Trung Quốc là một lời giải thích quan trọng cho ý muốn duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo này.
Ông Collins cho rằng mỗi một thùng dầu có thể sản xuất được từ các khu vực lân cận với vùng ven biểu ít nhất cũng giúp mình bớt phải nhập 1 thùng dầu từ nơi khác.
Ông Collins nêu ra rằng sản lượng dầu trên bờ của Trung Quốc bắt đầu sụt giảm và nước này sẽ sớm phải đi tìm ở nơi khác.
Nhưng theo ông Collins, trong những năm sắp tới, khi sản lượng trên bờ tiếp tục san bằng, nếu mọi sự về mặt địa chất mở rộng cho Trung Quốc và việc thăm dò sản xuất ngoài khơi thì ta sẽ thấy sản lượng dầu khí ngoài khơi tăng lên trong tổng số trong vòng 5 năm đến 10 năm tới.
Một lý do chính khác khiến Trung Quốc lớn tiếng đòi chủ quyền các hòn đảo gây tranh chấp có liên quan đến niềm tự hào dân tộc. Ông Lý Dang, một giáo sư về khoa học chính trị tại trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore, nói rằng cảm giác này có liên quan đến lịch sử gần đây – khi mà Trung Quốc cảm thấy các cường quốc Tây phương đang lợi dụng điểm đó.
Giáo sư Lý cho rằng đương nhiên sự kiện này có liên hệ đến cái gọi là một thế kỷ ô nhục. Và nhiều người Trung Quốc cảm thấy rằng trước đây, Trung Quốc yếu kém và không có khả năng kiểm soát hay cạnh tranh với các cường quốc khác trong vùng Biển Nam Trung Quốc để bảo vệ các quyền lợi của mình. Nhưng nay Trung Quốc đang mạnh hơn và đã đến lúc phải bảo vệ quyền lợi của mình.
Hai quyền lợi này được nhấn mạnh đến trong tất cả các tuyên ngôn chính thức của Trung Quốc về vấn đề này. Tháng trước, khi được yêu cầu giải thích lập trường của Trung Quốc về việc Philippines thăm dò dầu khí trong vùng Trường Sa đang có tranh chấp, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố như sau.
Bà Khương Du nói: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được đối với quần đảo Nam Sa, mà Trung Quốc gọi là Trường Sa."
Bà nói các hoạt động thăm dò dầu khí của bất cứ quốc gia hay công ty nào trong vùng lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, mà không có phép của chính phủ Trung Quốc, đều vi phạm chủ quyền, quyền lợi và lợi ích của Trung Quốc. Bà nói Trung Quốc coi các hành động đó là bất hợp pháp.
Nhiều nước khác đang theo dõi sát các hoạt động của hải quân Trung Quốc.
Đô đốc Robert Willard, chỉ huy trưởng của Bộ Tham mưu Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tuần trước nói với một ủy ban Hạ Viện rằng mặc dầu hiếm khi xảy ra các vụ đối đầu giữa các tầu Mỹ và Trung Quốc, vẫn có lý do để quan ngại.
Đô đốc Willard nói rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục bám theo một số tầu của Hoa Kỳ khi các tầu này thực hiện các sứ mạng trong hải phận quốc tế kề cận Trung Quốc. Các vụ đối đầu đã xảy ra với các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng.
Ông nêu ra những vụ việc mới đây với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku, và với một tầu của Philippin trong vùng biển Nam Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã châm ngòi cho một vài vụ tranh cãi trong khu vực hồi tháng 7 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố Washington nghĩ rằng những nước đòi chủ quyền phải theo đuổi mục tiêu theo đúng với Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật Biển.
Giáo sư Lý của Singapore nói các nhận định này đã khiến Trung Quốc lo ngại. Ông cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách song phương vì họ cảm thấy họ có cơ may nhiều hơn trong việc giải quyết có lợi cho họ.
Giáo sư Lý cho rằng ngay lúc này, Trung Quốc không nắm quyền kiểm soát một số đảo chính trong quần đảo Trường Sa, và nhiều điều khoản trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng không có lợi cho Trung Quốc. Vì thế có sự lo ngại về phía Trung Quốc rằng chung cuộc Trung Quốc sẽ mất mát rất nhiều thứ trong vùng Biển Nam Trung Quốc, nếu cuộc tranh chấp được đưa ra quốc tế điều giải.
Ông Lý nói ông nghĩ rằng các nước ở Đông Nam Á rất vui mừng, ở một mức độ nào đó, khi thấy Hoa Kỳ can dự vào cuộc tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Nam Trung Quốc. Nhưng ông nói vì tất cả các nước trong vùng đều lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế, cho nên họ cũng không muốn buộc phải theo một phe nào.
Các vụ tranh chấp lãnh hải của TQ phát xuất từ nhu cầu năng lượng
- Stephanie Ho
Chính phủ Trung Quốc đã hạ giảm tầm quan trọng của các vụ tranh chấp lãnh hải với các lân quốc trong vùng, tuy vẫn khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo trong vùng biển Đông và Nam Trung Quốc, mà các nước khác trong khu vực cũng nhận chủ quyền. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Stephanie Ho gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1