Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một danh tướng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vừa nằm xuống hôm mùng 4 tháng 10 năm 2013 vừa qua tại Hà Nội, hưởng đại thọ 103 tuổi. Cái chết này đã đưa đến những phản ứng trái ngược trước công luận người Việt Nam trong và ngoài nước.
Phản ứng này có lẽ là hệ quả tất nhiên của một cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, đã kéo dài trong nhiều thập niên qua và vẫn đang còn tiếp tục.
Những người theo ý thức hệ Cộng sản thì ca ngợi Tướng Võ Nguyên Giáp như là một người yêu nước, vì xuất thân là một trí thức tiểu tư sản (tốt nghiệp Trường Luật, giáo sư sử học tư thục Thăng Long ở Hà Nội…) ,do thúc đẩy của lòng yêu nước đã rời bỏ tương lai tươi sáng trước mặt, vào bưng biền tham gia kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc.
Nhưng người quốc gia thì cho rằng cũng như nhiều người thanh niên khác,Võ Nguyễn Giáp lúc đầu tham gia kháng chiến có thể là do thúc đẩy của lòng yêu nước thật, nhưng sau đó trở thành một người Cộng sản thì mất bản sắc dân tộc, tham gia kháng chiến để giành “thuộc địa kiểu mới” cho các đế quốc đỏ Nga-Tầu, mở mang bờ cõi cho quốc tế Cộng sản, áp đặt chế độ Cộng sản trên đất nước, trái với ý nguyện của nhân dân.
Người Cộng sản ca ngợi Tướng Giáp như là một “thiên tài quân sự” vì dù không được đào tạo từ một trường quân sự nào, cấp bậc khởi đầu binh nghiệp đã là một Đại tướng vào năm 37 tuổi do lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam là Ông Hồ Chí Minh phong cho năm 1948 và chỉ huy võn vẹn chỉ có 34 người trong “Đội Võ Trang Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” lúc ban đầu. Thế nhưng trong cuộc đời binh nghiệp Tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo được nhiều chiến công hiển hách vang dội toàn cầu, được nhiều người viết sách ca ngợi và các danh tướng đối phương cũng phải ngưỡng phục.
Nhưng theo người Việt quốc gia thì tất cả chỉ là huyền thoại do đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra, đạo diễn như một kịch bản khiến nhiều người dân trong nước cũng như những người ngoại quốc thiếu am tường về tổ chức, hoạt động và thủ đoạn chính trị của đảng CSVN lầm tưởng mà ca ngợi, ngưỡng phục, và thương tiếc trước sự ra đi của Tướng Giáp. Sự tạo ra huyền thoại, thần thánh hóa các lãnh tụ cộng sản vì lợi ích chính trị cũng như tạo ra các nhân vật anh hùng điển hình trong chiến tranh để thúc đẩy chiến binh liều chết hy sinh cho sự nghiệp của đảng Cộng sản chỉ là chuyện thường tình trong thế giới Cộng sản thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tướng Giáp không là ngoại lệ. Thực chất cũng như thực tế, những chiến công được khoác cho Tướng Giáp là chiến cộng của tập thể, của những người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN như các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ là người được phân công cá nhân thực hiện, tập thể lãnh đạo hay chỉ đạo (Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương đảng…).
Nhưng người Việt quốc gia cho rằng những chiến thắng được coi là do tài điều binh khiển tướng của Tướng Giáp chỉ là “Chiến thắng biểu kiến” (hay giả tạo). Chẳng hạn trong những chiến thắng được coi là công trang của Tướng Giáp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) người thực sự chỉ huy các trận đánh lớn không phải là Giáp mà là các tướng Trung Cộng. Căn cứ trên những tài liệu quốc tế và trong nước được giải mật sau này, thì chiến dịch Điện Biên Phủ được thực hiện theo kế hoạch tác chiến của một Tướng Trung Cộng cố vấn là Vy Quốc Thanh đề ra, được Ông Hồ và Bộ Chính trị Đảng CSVN chọn thông qua ngày 6-12-1953 và phân công, chỉ đạo cho Tướng Giáp thực hiện. Đồng thời, “Chiến thắng Điện Biên Phủ” cũng không là phải là nhân tố quyết định buộc Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Vì xu thế giải thực sau Thế Chiến Thứ Hai đã buộc các nước đế quốc sớm muộn phải trao trả độc lập cho nhân dân các thuộc địa.
Kế đó, thời kỳ chiến tranh Quốc-Cộng được người Cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” để ‘giải phóng Miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước”(1954-1975). Các cuộc tấn công quân sự lớn được coi là “chiến thắng” do công đầu của Tướng Giáp như: Từ “Cuộc Tổng tiến Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968” trên khắp đô thị Miền Nam , qua chiến dịch Xuân-Hè 1972 vào mùa Hè đỏ lửa 1972, đến “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, được nói là do chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy.
Nhưng người Việt quốc gia thì kết án những công trạng của Tướng Giáp như là những tội ác cá nhân góp vào tội ác chung của đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc và đất nước. Chẳng hạn để có cái gọi là “Cuộc Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968 thắng lợi”(!?!) chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy chiến dịch, dưới sự chỉ đạo của các lãnh tụ hàng đầu đảng CSVN. Trong chiến dịch này Tướng Giáp và đảng CSVN đã sát hại hàng vạn sinh linh quân dân người Việt Nam của cả hai miền Nam-Bắc giữa những ngày Xuân của dân tộc.Để thực hiện chiến dịch Xuân - Hè 1972 trong mùa hè đỏ lửa, Tướng Giáp đã xua quân vào vùng phi quân sự, pháo kích bừa bãi vào hàng chục ngàn thường dân đang tìm đường chốn chậy giao tranh, sát hại nhiều thường dân vô tội tạo nên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Miền Trung. Sau cùng, để có cái gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, chính Tướng Gíáp được giao trách nhiệm tổng chỉ huy “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản áp đặt trên cả nước.
Giờ đây sau 38 năm thống nhất đất nước, Tướng Võ Nguyên Giáp ra người thiên cổ. Nhưng những công trạng của Tướng Giáp góp phần tạo ra chế độ độc tài toàn trị Cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đó. Chế độ này đã làm gì, lợi hại cho dân cho nước và có lúc đã đối xử tàn tệ với chính ông một công thần như thế nào, lúc sinh tiền ắt cũng đã biết. Tướng Giáp có lên tiếng bầy tỏ thái độ phản kháng với cường độ yếu ớt như hơi thở thoi thóp của một người già yếu ở độ tuổi bách niên, chẳng có tác dụng thay đổi được gì, nên dường như đảng và nhà cầm quyền chế độ đương thời tại Việt Nam cũng chẳng hề quan tâm.
Việc đánh giá Tướng Võ Nguyên Giáp có là ngưòi yêu nước, có thực là một “thiên tài quân sự” hay chỉ là huyền thoại; có là anh hùng dân tộc hay là một tội đồ dân tộc; có công hay có tội với nhân dân, dân tộc và đất nước, hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi, bất đồng là hệ quả tất nhiên của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc - Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, để có sự đánh giá tương đối chính xác, toàn diện, công bằng về cá nhân Tướng Võ Nguyên Giáp, có lẽ người ta cần chờ đợi thêm thời gian cho lịch sử sang trang, để các nhà viết chính sử Việt Nam có đủ yếu tố khách quan làm công việc chuyên môn của mình.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phản ứng này có lẽ là hệ quả tất nhiên của một cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, đã kéo dài trong nhiều thập niên qua và vẫn đang còn tiếp tục.
Những người theo ý thức hệ Cộng sản thì ca ngợi Tướng Võ Nguyên Giáp như là một người yêu nước, vì xuất thân là một trí thức tiểu tư sản (tốt nghiệp Trường Luật, giáo sư sử học tư thục Thăng Long ở Hà Nội…) ,do thúc đẩy của lòng yêu nước đã rời bỏ tương lai tươi sáng trước mặt, vào bưng biền tham gia kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc.
Nhưng người quốc gia thì cho rằng cũng như nhiều người thanh niên khác,Võ Nguyễn Giáp lúc đầu tham gia kháng chiến có thể là do thúc đẩy của lòng yêu nước thật, nhưng sau đó trở thành một người Cộng sản thì mất bản sắc dân tộc, tham gia kháng chiến để giành “thuộc địa kiểu mới” cho các đế quốc đỏ Nga-Tầu, mở mang bờ cõi cho quốc tế Cộng sản, áp đặt chế độ Cộng sản trên đất nước, trái với ý nguyện của nhân dân.
Người Cộng sản ca ngợi Tướng Giáp như là một “thiên tài quân sự” vì dù không được đào tạo từ một trường quân sự nào, cấp bậc khởi đầu binh nghiệp đã là một Đại tướng vào năm 37 tuổi do lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam là Ông Hồ Chí Minh phong cho năm 1948 và chỉ huy võn vẹn chỉ có 34 người trong “Đội Võ Trang Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” lúc ban đầu. Thế nhưng trong cuộc đời binh nghiệp Tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo được nhiều chiến công hiển hách vang dội toàn cầu, được nhiều người viết sách ca ngợi và các danh tướng đối phương cũng phải ngưỡng phục.
Nhưng theo người Việt quốc gia thì tất cả chỉ là huyền thoại do đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra, đạo diễn như một kịch bản khiến nhiều người dân trong nước cũng như những người ngoại quốc thiếu am tường về tổ chức, hoạt động và thủ đoạn chính trị của đảng CSVN lầm tưởng mà ca ngợi, ngưỡng phục, và thương tiếc trước sự ra đi của Tướng Giáp. Sự tạo ra huyền thoại, thần thánh hóa các lãnh tụ cộng sản vì lợi ích chính trị cũng như tạo ra các nhân vật anh hùng điển hình trong chiến tranh để thúc đẩy chiến binh liều chết hy sinh cho sự nghiệp của đảng Cộng sản chỉ là chuyện thường tình trong thế giới Cộng sản thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tướng Giáp không là ngoại lệ. Thực chất cũng như thực tế, những chiến công được khoác cho Tướng Giáp là chiến cộng của tập thể, của những người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN như các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ là người được phân công cá nhân thực hiện, tập thể lãnh đạo hay chỉ đạo (Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương đảng…).
Nhưng người Việt quốc gia cho rằng những chiến thắng được coi là do tài điều binh khiển tướng của Tướng Giáp chỉ là “Chiến thắng biểu kiến” (hay giả tạo). Chẳng hạn trong những chiến thắng được coi là công trang của Tướng Giáp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) người thực sự chỉ huy các trận đánh lớn không phải là Giáp mà là các tướng Trung Cộng. Căn cứ trên những tài liệu quốc tế và trong nước được giải mật sau này, thì chiến dịch Điện Biên Phủ được thực hiện theo kế hoạch tác chiến của một Tướng Trung Cộng cố vấn là Vy Quốc Thanh đề ra, được Ông Hồ và Bộ Chính trị Đảng CSVN chọn thông qua ngày 6-12-1953 và phân công, chỉ đạo cho Tướng Giáp thực hiện. Đồng thời, “Chiến thắng Điện Biên Phủ” cũng không là phải là nhân tố quyết định buộc Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Vì xu thế giải thực sau Thế Chiến Thứ Hai đã buộc các nước đế quốc sớm muộn phải trao trả độc lập cho nhân dân các thuộc địa.
Kế đó, thời kỳ chiến tranh Quốc-Cộng được người Cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” để ‘giải phóng Miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước”(1954-1975). Các cuộc tấn công quân sự lớn được coi là “chiến thắng” do công đầu của Tướng Giáp như: Từ “Cuộc Tổng tiến Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968” trên khắp đô thị Miền Nam , qua chiến dịch Xuân-Hè 1972 vào mùa Hè đỏ lửa 1972, đến “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, được nói là do chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy.
Nhưng người Việt quốc gia thì kết án những công trạng của Tướng Giáp như là những tội ác cá nhân góp vào tội ác chung của đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc và đất nước. Chẳng hạn để có cái gọi là “Cuộc Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968 thắng lợi”(!?!) chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy chiến dịch, dưới sự chỉ đạo của các lãnh tụ hàng đầu đảng CSVN. Trong chiến dịch này Tướng Giáp và đảng CSVN đã sát hại hàng vạn sinh linh quân dân người Việt Nam của cả hai miền Nam-Bắc giữa những ngày Xuân của dân tộc.Để thực hiện chiến dịch Xuân - Hè 1972 trong mùa hè đỏ lửa, Tướng Giáp đã xua quân vào vùng phi quân sự, pháo kích bừa bãi vào hàng chục ngàn thường dân đang tìm đường chốn chậy giao tranh, sát hại nhiều thường dân vô tội tạo nên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Miền Trung. Sau cùng, để có cái gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, chính Tướng Gíáp được giao trách nhiệm tổng chỉ huy “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản áp đặt trên cả nước.
Giờ đây sau 38 năm thống nhất đất nước, Tướng Võ Nguyên Giáp ra người thiên cổ. Nhưng những công trạng của Tướng Giáp góp phần tạo ra chế độ độc tài toàn trị Cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đó. Chế độ này đã làm gì, lợi hại cho dân cho nước và có lúc đã đối xử tàn tệ với chính ông một công thần như thế nào, lúc sinh tiền ắt cũng đã biết. Tướng Giáp có lên tiếng bầy tỏ thái độ phản kháng với cường độ yếu ớt như hơi thở thoi thóp của một người già yếu ở độ tuổi bách niên, chẳng có tác dụng thay đổi được gì, nên dường như đảng và nhà cầm quyền chế độ đương thời tại Việt Nam cũng chẳng hề quan tâm.
Việc đánh giá Tướng Võ Nguyên Giáp có là ngưòi yêu nước, có thực là một “thiên tài quân sự” hay chỉ là huyền thoại; có là anh hùng dân tộc hay là một tội đồ dân tộc; có công hay có tội với nhân dân, dân tộc và đất nước, hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi, bất đồng là hệ quả tất nhiên của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc - Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, để có sự đánh giá tương đối chính xác, toàn diện, công bằng về cá nhân Tướng Võ Nguyên Giáp, có lẽ người ta cần chờ đợi thêm thời gian cho lịch sử sang trang, để các nhà viết chính sử Việt Nam có đủ yếu tố khách quan làm công việc chuyên môn của mình.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.