Đường dẫn truy cập

Việt Nam cử hành quốc tang Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


Hàng trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về tư gia của Tướng Giáp ở số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) để vĩnh biệt ông.
Hàng trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về tư gia của Tướng Giáp ở số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) để vĩnh biệt ông.
Nghi lễ treo cờ rủ tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử hành tại Quảng trường Ba Đình lúc 12 giờ trưa ngày 11/10. Hai ngày Quốc tang Tướng Giáp chính thức bắt đầu.

Lễ viếng và lễ truy điệu diễn ra ngày 12/10 và 13/10 ở Nhà Tang lễ Quốc gia, Hà Nội.

Lễ an táng tại quê nhà của ông ở đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình được dự kiến kết thúc vào 5 giờ chiều ngày 13/10.

Tin Tướng Giáp qua đời hôm 4/10 đã khiến hàng trăm ngàn người khắp nơi đổ về tư gia của ông ở số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) để vĩnh biệt nhân vật được kính trọng nhất nhì tại quốc gia cộng sản Việt Nam, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các nghi thức quốc tang tưởng niệm ông diễn ra giữa lúc truyền thông nhà nước đồng loạt nâng cao hình ảnh của ông như một vị anh hùng vĩ đại dù không hề nhắc tới những hoạt động về cuối đời của ông khi Tướng Giáp công khai chỉ trích các chính sách của đảng cộng sản như phản đối dự án khai thác bauxite Tây Nguyên của Việt Nam với đối tác Trung Quốc.

Những tranh cãi về di sản Tướng Giáp vẫn không ngừng xuất hiện trên các mặt báo quốc tế giữa hai luồng quan điểm. Một bên ca ngợi ông là một vị tướng kiệt xuất đánh bại các lực lượng hùng mạnh ‘thực dân Pháp’ và ‘đế quốc Mỹ’ ra khỏi Việt Nam. Một bên cho rằng các chiến công của ông thành tựu trên chiến thuật bất kể sự thương vong của binh sĩ, sẵn sàng chấp nhận những tổn thất to lớn và sự tàn phá gần như hoàn toàn đất nước.

Trong khi nhiều người ca ngợi công lao của ông dành lại độc lập cho dân tộc, cũng có nhiều người phê phán ông đã giết hại bao nhiêu đồng bào trong cuộc nội chiến Nam-Bắc giữa hai ý thức hệ khác nhau.
please wait

No media source currently available

0:00 0:04:56 0:00
Tải xuống
Giữa những lời vinh danh Tướng Giáp không những là một anh hùng quân đội mà còn là biểu tượng của tất cả những gì phản ánh đúng nhất về đất nước Việt Nam, tình cảm dành cho ông trong lòng chính những người dân đang sống trên đất nước Việt Nam không đồng nhất.

Nhiều người thương tiếc, sùng bái ông, nhưng cũng không ít người oán trách ông, như phát biểu của anh Thạnh, một cư dân Sài Gòn:

“Nói rằng khen và tâng bốc ông, thì tôi không khen được đâu. Báo chí ca ngợi ‘Bác Giáp là thiên tài’, đó là một số nào người ta nói thôi. Chứ nếu hỏi ý kiến từng người dân, có người họ không quan tâm, còn những người nói ý kiến trái chiều thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt với họ. Thật lòng, ý kiến của từng người dân thì không có nghiên cứu nào để biết được. Cho nên, khẳng định rằng nhân dân cảm phục là điều không thể nói được. Cũng có nhiều người đã nhận xét ông là một trong những người góp phần hình thành chế độ cộng sản Việt Nam mà chế độ này có nhiều người thích, nhiều người không thích. Hiện nay, những người đang sống ở Việt Nam mà nói những ý kiến trái ngược thì sẽ chịu ảnh hưởng không tốt.”

Một thanh niên tên Nam thuộc thế hệ hậu chiến sinh sau năm 1975 ở Thái Bình chia sẻ cảm nghĩ về Tướng Giáp:

“Tôn trọng, tôn trọng Đại tướng. Còn biết ơn thì chưa chắc. Đôi khi cũng do truyền thông và do…nói quá lên. Do thể chế chính trị từ trước tới nay, vả lại cũng do mọi người cũng dễ dãi với những chuyện như thế. Xét về vai trò của Đại tướng phải xét về quan điểm lịch sử, chứ không nên xét về chuyện thần thánh hóa Đại tướng. Vai trò lịch sử của ông cũng nên xét trong trận đánh 1954 của ông thôi.”

Nhìn vào hàng đoàn người xếp hàng trước cổng nhà Tướng Giáp trong suốt tuần qua để được viếng, tiễn biệt ông lần cuối, có người đã nhận xét rằng Đại tướng là một trong những nhân vật trong chính quyền cộng sản Việt Nam ra đi được nhiều người thương tiếc nhất, có lẽ chỉ sau Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, người bạn trẻ ở Thái Bình cho rằng:

“Về tình cảm, cũng do người Việt Nam mình hay theo phong trào số đông. Vả lại, người Việt mình cũng hay tin, bị ảnh hưởng bởi sự mê hoặc.”

Trong một thông cáo trên mạng, gia đình Tướng Giáp cho biết sẽ kéo dài thời gian viếng từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều đến hết ngày 11/10 vì lượng khách đến chia buồn ngày một đông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên khai sinh Võ Giáp, có bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 tại Quảng Bình.

Ông được sắc phong Đại tướng vào đầu năm 1948 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi đảng cùng nhiều huân-huy chương của Việt Nam và quốc tế.

Một số hình ảnh về tướng Giáp



VOA Express

XS
SM
MD
LG