BẮC KINH —
Trung Quốc đang đứng trước một giao lộ quan trọng với một nền kinh tế trì trệ và những lời kêu gọi ngày càng nhiều đòi cải cách xã hội và kinh tế. Tại các cuộc họp cấp cao nhất bắt đầu ngày mai, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường dự trù sẽ đề xuất một lộ đồ cho đất nước trong 5 đến 10 năm sắp tới.
Trong ba thập niên vừa qua, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã nâng hàng triệu người ra khỏi tình trạng nghèo khó và tạo dựng một cường quốc toàn cầu chỉ đứng sau có Hoa Kỳ. Nhưng nay khi tăng trưởng chậm lại và các vấn đề xã hội nhân lên, ngày càng có sự đồng thuận rằng mô hình kinh tế thành công lâu nay của Trung Quốc cần phải thay đổi.
Các chuyên gia phân tích nói Trung Quốc đã dựa quá nhiều vào lao động rẻ tiền, xuất khẩu hàng rẻ tiền và các nguồn lực rẻ tiền như than đá để nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế. Nay, khi sách lược đó bị đưa ra cứu xét trong khi lương hướng tăng, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chao đảo và công chúng Trung Quốc ngày càng lo ngại về môi trường và ô nhiễm.
Ông Dương Kế Thằng là một ký giả nổi tiếng của Trung Quốc. Ông nói dân chúng đặt nhiều kỳ vọng vào lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc bước vào hội nghị các cấp cao nhất vào cuối tuần để giải quyết các vấn đề này. Nhưng ông nói không ai đoán được chính phủ sẽ tiết lộ các cải cách nào.
Ông nói: “Tiếp tục với mô hình cũ là không bền vững và cần có một mô hình mới. Nhưng từ hơn một thập niên nay, đã có lời bàn về nhu cầu của một mô hình mới, nhưng không thể thực hiện được trong hệ thống hiện hành. Do đó điều chúng ta cần lúc này là phải có thể cải cách.”
Khởi đầu mới
Bắt đầu từ thứ Bảy và kết thúc vào thứ Ba, các nhà lãnh đạo sẽ mở cuộc họp gọi là Tam Trung Toàn Hội - cuộc họp thứ ba trong chu kỳ 5 năm lãnh đạo đảng. Trong các vấn đề được đưa ra bàn thảo luận có cải cách ngân hàng và thuế khóa, quyền sử dụng đất và hệ thống đăng ký hộ khẩu trong nước.
Cuộc họp không phải lúc nào cũng quan trọng, theo các chuyên gia, nhưng đã có những lúc không thể phủ nhận được vai trò của nó trong việc thúc đẩy đất nước đi tới - tỷ như khi cựu lãnh tụ Trung Quốc Ðặng Tiểu Bình phát động cải cách và cởi trói kinh tế Trung Quốc tại tam trung toàn hội năm 1978.
Ông David Kelly làm việc cho tổ chức Chính sách Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông nói cuộc họp một phần là để tuyên dương các nhà lãnh đạo truớc và cắt đứt liên hệ với quá khứ.
Ông Kelly phân tích: “Trong cuộc họp, ta có thể nói lên một vài ngôn từ cũ, ta sẽ nghe nói về hài hòa xã hội, về phát triển khoa học bởi vì đó là đám cũ. Và chúng tôi đều rất tôn trọng lẫn nhau, đây là đảng Cộng sản, chúng tôi không có bầu bán bởi vì chúng tôi không tranh giành. Thế rồi mọi sự phá vỡ cái chu kỳ không còn mang tính chất thường kỳ nữa và đó là điều đang diễn ra.”
Một sự việc đã phá vỡ chu kỳ lãnh đạo Trung Quốc kỳ này là vụ tai tiếng chính trị có liên quan đến ông Bạc Hy Lai, một nhà cựu lãnh đạo đảng Cộng sản.
Ông Bạc bị kết án tù chung thân về tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền. Ông Kelly nói tham nhũng hé lộ qua vụ này ở mức độ các cấp cao nhất trong đảng Cộng sản là một lý do vì sao cuộc họp rất quan trọng.
Ông Kelly giải thích thêm: “Sự việc kia là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khiến Trung Quốc rơi vào mức tăng trưởng chậm chạp mà đến giờ này họ mới tin thực sự là có thất. Do đó, những sự việc này có nghĩa là, có thể nói là không thể dùng sách vở từ chương, vì những gì ta biết về chức năng của tam trung toàn hội, có phần chắc sẽ có một số điều khoản bất thường.”
Vũng sâu cải cách
Chưa rõ những điều khoản đó là gì.Trên cơ sở gần như thường nhật, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn đề cao cuộc họp sắp tới, nói về cách thức họ sẵn sàng lội vào các vũng nước sâu của cải cách và cách thức dự án đang được mưu tìm tại cuộc họp sẽ mang tính toàn diện như thế nào.
Ông Kelly tin rằng một bước quan trọng sẽ là cải cách các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Các doanh nghiệp có liên hệ chính trị này lâu nay vẫn bao trùm những khu vực rộng lớn của nền kinh tế. Chúng cũng là nguồn gốc của tham nhũng, một vấn đề mà ban lãnh đạo mới đã cam kết sẽ giải quyết, và gọi chiến dịch đó là một cuộc đấu tranh sống còn đối với đảng Cộng sản.
Một số người như cựu phóng viên Tân Hoa Xã Dương Kế Thằng tin rằng các thách thức xã hội của Trung Quốc sẽ tiếp tục trở nên tệ hại hơn cho đến khi chính phủ thừa nhận rằng cải cách chính trị cũng quan trọng y như cải cách kinh tế.
Bất mãn Kinh tế Chính trị
Ông Dương nói khi ông Ðặng Tiểu Bình bắt đầu mở cửa và cải cách Trung Quốc, cải cách chính trị đã lẹt đẹt theo sau và cuối cùng tình trạng bất bình đẳng xã hội gia tăng.
Ông Dương phân tích: “Lý do xã hội trở nên bất công là bởi vì hệ thống quyền lực được thiết lập trong thời kỳ Mao Trạch Ðông bắt đầu kiểm soát thị trường trong thời kỳ hậu cải cách. Và việc lạm dụng quyền thế và tham ô đã gây ra các vấn đề xã hội to lớn.”
Kinh tế gia nổi tiếng Mao Vu Thức đồng ý rằng cần phải có cải cách chính trị, nhưng những thay đổi đó rất khả nghi.
Các tín hiệu trái ngược
Ông nói việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quay trở lại với Mao Trạch Ðông đã gửi các tín hiệu trái ngược nhau về viễn tượng cải cách của ông.
Ông Mao Vu Thức nói: “Mọi người trên thế giới biết tác động tai hại của Mao Trạch Ðông đối với Trung Quốc. Vậy mà chủ tịch Tập vẫn còn dùng các phương pháp của Mao để giải quyết các vấn đề. Và bởi vì thế tôi không đặt hy vọng nào vào Tam Trung Toàn Hội cả.”
Ông Tập Cận Bình đã cắt giảm chi tiêu quá mức và những tiệc tùng xa hoa của chính phủ và trấn át mạnh tệ tham nhũng. Ông Mao Vu Thức nói vụ trấn át này đã là một điểm sáng được hoan nghênh của ban lãnh đạo mới.
Nhưng ông lập luận rằng chiến dịch vẫn chưa thực sự tiến hành.
Ông Mao nói: “Cội rễ thực sự của vấn đề này là khả năng của công chúng thực thi quyền kiểm soát đảng Cộng sản. Và gần đây chính phủ đã siết chặt các biện pháp kiểm soát phát biểu và kiểm tra.”
Trong ba thập niên vừa qua, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã nâng hàng triệu người ra khỏi tình trạng nghèo khó và tạo dựng một cường quốc toàn cầu chỉ đứng sau có Hoa Kỳ. Nhưng nay khi tăng trưởng chậm lại và các vấn đề xã hội nhân lên, ngày càng có sự đồng thuận rằng mô hình kinh tế thành công lâu nay của Trung Quốc cần phải thay đổi.
Các chuyên gia phân tích nói Trung Quốc đã dựa quá nhiều vào lao động rẻ tiền, xuất khẩu hàng rẻ tiền và các nguồn lực rẻ tiền như than đá để nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế. Nay, khi sách lược đó bị đưa ra cứu xét trong khi lương hướng tăng, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chao đảo và công chúng Trung Quốc ngày càng lo ngại về môi trường và ô nhiễm.
Ông Dương Kế Thằng là một ký giả nổi tiếng của Trung Quốc. Ông nói dân chúng đặt nhiều kỳ vọng vào lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc bước vào hội nghị các cấp cao nhất vào cuối tuần để giải quyết các vấn đề này. Nhưng ông nói không ai đoán được chính phủ sẽ tiết lộ các cải cách nào.
Ông nói: “Tiếp tục với mô hình cũ là không bền vững và cần có một mô hình mới. Nhưng từ hơn một thập niên nay, đã có lời bàn về nhu cầu của một mô hình mới, nhưng không thể thực hiện được trong hệ thống hiện hành. Do đó điều chúng ta cần lúc này là phải có thể cải cách.”
Khởi đầu mới
Bắt đầu từ thứ Bảy và kết thúc vào thứ Ba, các nhà lãnh đạo sẽ mở cuộc họp gọi là Tam Trung Toàn Hội - cuộc họp thứ ba trong chu kỳ 5 năm lãnh đạo đảng. Trong các vấn đề được đưa ra bàn thảo luận có cải cách ngân hàng và thuế khóa, quyền sử dụng đất và hệ thống đăng ký hộ khẩu trong nước.
Cuộc họp không phải lúc nào cũng quan trọng, theo các chuyên gia, nhưng đã có những lúc không thể phủ nhận được vai trò của nó trong việc thúc đẩy đất nước đi tới - tỷ như khi cựu lãnh tụ Trung Quốc Ðặng Tiểu Bình phát động cải cách và cởi trói kinh tế Trung Quốc tại tam trung toàn hội năm 1978.
Ông David Kelly làm việc cho tổ chức Chính sách Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông nói cuộc họp một phần là để tuyên dương các nhà lãnh đạo truớc và cắt đứt liên hệ với quá khứ.
Ông Kelly phân tích: “Trong cuộc họp, ta có thể nói lên một vài ngôn từ cũ, ta sẽ nghe nói về hài hòa xã hội, về phát triển khoa học bởi vì đó là đám cũ. Và chúng tôi đều rất tôn trọng lẫn nhau, đây là đảng Cộng sản, chúng tôi không có bầu bán bởi vì chúng tôi không tranh giành. Thế rồi mọi sự phá vỡ cái chu kỳ không còn mang tính chất thường kỳ nữa và đó là điều đang diễn ra.”
Một sự việc đã phá vỡ chu kỳ lãnh đạo Trung Quốc kỳ này là vụ tai tiếng chính trị có liên quan đến ông Bạc Hy Lai, một nhà cựu lãnh đạo đảng Cộng sản.
Ông Bạc bị kết án tù chung thân về tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền. Ông Kelly nói tham nhũng hé lộ qua vụ này ở mức độ các cấp cao nhất trong đảng Cộng sản là một lý do vì sao cuộc họp rất quan trọng.
Ông Kelly giải thích thêm: “Sự việc kia là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, khiến Trung Quốc rơi vào mức tăng trưởng chậm chạp mà đến giờ này họ mới tin thực sự là có thất. Do đó, những sự việc này có nghĩa là, có thể nói là không thể dùng sách vở từ chương, vì những gì ta biết về chức năng của tam trung toàn hội, có phần chắc sẽ có một số điều khoản bất thường.”
Vũng sâu cải cách
Chưa rõ những điều khoản đó là gì.Trên cơ sở gần như thường nhật, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn đề cao cuộc họp sắp tới, nói về cách thức họ sẵn sàng lội vào các vũng nước sâu của cải cách và cách thức dự án đang được mưu tìm tại cuộc họp sẽ mang tính toàn diện như thế nào.
Ông Kelly tin rằng một bước quan trọng sẽ là cải cách các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Các doanh nghiệp có liên hệ chính trị này lâu nay vẫn bao trùm những khu vực rộng lớn của nền kinh tế. Chúng cũng là nguồn gốc của tham nhũng, một vấn đề mà ban lãnh đạo mới đã cam kết sẽ giải quyết, và gọi chiến dịch đó là một cuộc đấu tranh sống còn đối với đảng Cộng sản.
Một số người như cựu phóng viên Tân Hoa Xã Dương Kế Thằng tin rằng các thách thức xã hội của Trung Quốc sẽ tiếp tục trở nên tệ hại hơn cho đến khi chính phủ thừa nhận rằng cải cách chính trị cũng quan trọng y như cải cách kinh tế.
Bất mãn Kinh tế Chính trị
Ông Dương nói khi ông Ðặng Tiểu Bình bắt đầu mở cửa và cải cách Trung Quốc, cải cách chính trị đã lẹt đẹt theo sau và cuối cùng tình trạng bất bình đẳng xã hội gia tăng.
Ông Dương phân tích: “Lý do xã hội trở nên bất công là bởi vì hệ thống quyền lực được thiết lập trong thời kỳ Mao Trạch Ðông bắt đầu kiểm soát thị trường trong thời kỳ hậu cải cách. Và việc lạm dụng quyền thế và tham ô đã gây ra các vấn đề xã hội to lớn.”
Kinh tế gia nổi tiếng Mao Vu Thức đồng ý rằng cần phải có cải cách chính trị, nhưng những thay đổi đó rất khả nghi.
Các tín hiệu trái ngược
Ông nói việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quay trở lại với Mao Trạch Ðông đã gửi các tín hiệu trái ngược nhau về viễn tượng cải cách của ông.
Ông Mao Vu Thức nói: “Mọi người trên thế giới biết tác động tai hại của Mao Trạch Ðông đối với Trung Quốc. Vậy mà chủ tịch Tập vẫn còn dùng các phương pháp của Mao để giải quyết các vấn đề. Và bởi vì thế tôi không đặt hy vọng nào vào Tam Trung Toàn Hội cả.”
Ông Tập Cận Bình đã cắt giảm chi tiêu quá mức và những tiệc tùng xa hoa của chính phủ và trấn át mạnh tệ tham nhũng. Ông Mao Vu Thức nói vụ trấn át này đã là một điểm sáng được hoan nghênh của ban lãnh đạo mới.
Nhưng ông lập luận rằng chiến dịch vẫn chưa thực sự tiến hành.
Ông Mao nói: “Cội rễ thực sự của vấn đề này là khả năng của công chúng thực thi quyền kiểm soát đảng Cộng sản. Và gần đây chính phủ đã siết chặt các biện pháp kiểm soát phát biểu và kiểm tra.”