Mặc dù có lo ngại về tình trạng ô nhiễm và tăng trưởng kinh tế chậm lại, Trung Quốc là nơi tốt nhất cho kiều dân nước ngoài đến sinh sống, theo một khảo sát của Ngân hàng HSBC.
Cuộc khảo sát hàng năm này thăm dò ý kiến hơn 7.000 kiều dân sinh sống ở 100 quốc gia trên toàn thế giới và xếp hạng các nước theo 3 nhóm hạng mục: kinh tế, trải nghiệm và nuôi dạy con ở nước ngoài.
Trung Quốc đứng đầu danh sách năm nay ở tổng thể các hạng mục, vươn lên từ vị trí thứ 7 trong cuộc khảo sát năm ngoái và đẩy Singapore, nước đứng đầu năm ngoái, xuống vị trí thứ 3.
Báo cáo nhận định mặc dù gần đây tăng trưởng kinh tế chậm lại, 69 phần trăm kiều dân nước ngoài đến Trung Quốc là để tranh thủ cơ hội việc làm tốt hơn.
Thái Lan đứng nhất ở hạng mục ‘trải nghiệm’. Báo cáo của HSBC nói ngoài phong cảnh và ẩm thực, môi trường văn hóa dễ hòa nhập là một nhân tố quan trọng giúp nhiều kiều dân có trải nghiệm tốt đẹp ở Thái Lan.
Tuy nhiên, do thiếu số liệu cụ thể ở hạng mục ‘nuôi dạy con ở nước ngoài’, Thái Lan không được xếp hạng tổng quát.
Việt Nam được xếp hạng 21 ở hạng mục ‘kinh tế’ và 32 ở hạng mục ‘trải nghiệm’. Cũng như Thái Lan, Việt Nam không được xếp hạng tổng quát vì thiếu số liệu ở hạng mục ‘nuôi dạy con ở nước ngoài’.
Theo bản báo cáo dù bị xếp vào nhóm nửa cuối của hạng mục ‘kinh tế’ và bị rớt hạng ở ‘trải nghiệm,’ Việt Nam mở ra nhiều cơ hội du lịch cho kiều dân nước ngoài sinh sống ở đây.
Báo cáo cho thấy châu Á nhìn chung ngày càng hấp dẫn kiều dân nước ngoài do mức lương cao, chi phí sinh hoạt thấp và nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội. Ðặc biệt các nước Đông Nam Á là những nơi có chi phí sinh hoạt thấp nhất cho kiều dân.
Thụy Sĩ dẫn đầu hạng mục ‘kinh tế’ còn Ðức đứng nhất hạng mục ‘nuôi dạy con ở nước ngoài’.
Nguồn: HSBC, CNBC
Cuộc khảo sát hàng năm này thăm dò ý kiến hơn 7.000 kiều dân sinh sống ở 100 quốc gia trên toàn thế giới và xếp hạng các nước theo 3 nhóm hạng mục: kinh tế, trải nghiệm và nuôi dạy con ở nước ngoài.
Trung Quốc đứng đầu danh sách năm nay ở tổng thể các hạng mục, vươn lên từ vị trí thứ 7 trong cuộc khảo sát năm ngoái và đẩy Singapore, nước đứng đầu năm ngoái, xuống vị trí thứ 3.
Báo cáo nhận định mặc dù gần đây tăng trưởng kinh tế chậm lại, 69 phần trăm kiều dân nước ngoài đến Trung Quốc là để tranh thủ cơ hội việc làm tốt hơn.
Thái Lan đứng nhất ở hạng mục ‘trải nghiệm’. Báo cáo của HSBC nói ngoài phong cảnh và ẩm thực, môi trường văn hóa dễ hòa nhập là một nhân tố quan trọng giúp nhiều kiều dân có trải nghiệm tốt đẹp ở Thái Lan.
Tuy nhiên, do thiếu số liệu cụ thể ở hạng mục ‘nuôi dạy con ở nước ngoài’, Thái Lan không được xếp hạng tổng quát.
Việt Nam được xếp hạng 21 ở hạng mục ‘kinh tế’ và 32 ở hạng mục ‘trải nghiệm’. Cũng như Thái Lan, Việt Nam không được xếp hạng tổng quát vì thiếu số liệu ở hạng mục ‘nuôi dạy con ở nước ngoài’.
Theo bản báo cáo dù bị xếp vào nhóm nửa cuối của hạng mục ‘kinh tế’ và bị rớt hạng ở ‘trải nghiệm,’ Việt Nam mở ra nhiều cơ hội du lịch cho kiều dân nước ngoài sinh sống ở đây.
Báo cáo cho thấy châu Á nhìn chung ngày càng hấp dẫn kiều dân nước ngoài do mức lương cao, chi phí sinh hoạt thấp và nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội. Ðặc biệt các nước Đông Nam Á là những nơi có chi phí sinh hoạt thấp nhất cho kiều dân.
Thụy Sĩ dẫn đầu hạng mục ‘kinh tế’ còn Ðức đứng nhất hạng mục ‘nuôi dạy con ở nước ngoài’.
Nguồn: HSBC, CNBC