Ba nhà hoạt động ở Trung Quốc hôm nay ra tòa về những cáo trạng mà các tổ chức nhân quyền nói là ngụy tạo trong một mưu toan nhằm chấm dứt cuộc vận động của họ đòi các quan chức chính phủ kê khai tài sản. Mời quí vị theo thêm chi tiết qua bài tường thuật của các thông tín viên đài VOA ở Bắc Kinh.
Bà Lưu Bình, ông Ngụy Trung Bình và ông Lý Tư Hoa bị truy tố về tội tụ tập trái phép vì một bức hình mà họ chụp và phổ biến trên mạng. Trong bức hình đó, ba nhân vật tranh đấu này đứng trước một tòa chung cư và căng một biểu ngữ đòi các quan chức chính phủ kê khai tài sản. Một tuần sau đó họ đã bị bắt.
Ông Trương Đức Tấn, một nhà tranh đấu ở Phúc Kiến, nói rằng giới hữu trách thành phố Tân Dư, nơi phiên tòa diễn ra, không biết tôn trọng pháp luật.
"Hôm nay họ nói anh phạm tội này. Ngày mai họ nói anh phạm tội kia. Ngày mốt họ lại nói anh phạm tội nọ. Họ không hề có quan niệm là phải đối xử với người dân như người dân. Họ là những người không hề biết tôn trọng luật pháp là gì."
Ba bị cáo trong phiên tòa hôm nay đã hoạt động trong phong trào Tân Công dân, một nhóm tổ chức lỏng lẻo của những người đòi chính phủ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn và có tính chất minh bạch nhiều hơn. Trong vài tháng qua, mười mấy người trong phong trào này đã bị bắt và bị truy tố về tội gọi là “tụ tập đông người, gây mất trật tự xã hội.”
Trong số những người bị bắt có luật sư nhân quyền nổi tiếng Hứa Chí Vĩnh và ông Vương Công Quyền, một thương gia giàu có ở Bắc Kinh.
Bà Ngải Hiểu Minh, một nhà làm phim độc lập, nói rằng phiên tòa hôm nay là một mưu toan nhằm đe dọa tất cả những người tham gia phong trào chống tham nhũng.
"Tôi nghĩ rằng qua phiên tòa lần này họ muốn lập ra một tiền lệ để trừng phạt những người đại diện của phong trào Tân Công dân."
Phong trào này cũng yêu cầu chính phủ Trung Quốc tôn trọng hiến pháp và bảo vệ các quyền của người dân. Một trong những đòi hỏi then chốt của họ là các quan chức cấp cao phải công khai tài sản cho công chúng được biết.
Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã nhấn mạnh tới việc tuân thủ hiến pháp và bài trừ tham nhũng. Các giới chức tỉnh Quảng Đông cũng đã thực hiện một kế hoạch thí điểm về việc kê khai tài sản của các giới chức cấp thấp. Nhưng giới tranh đấu nói rằng những người hoạt động tích cực cho sự minh bạch càng ngày càng bị đàn áp và sách nhiễu nhiều hơn.
Bà Ngải Hiểu Minh cho rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc đang tìm cách bám víu quyền lực qua việc đàn áp những nhà tranh đấu.
"Độc tài độc đảng là cách thức cai trị dễ dàng nhất đối với họ. Họ mặc tình muốn làm gì thì làm. Nếu không có sự giám sát của công dân thì các nhóm quyền lợi sẽ có được rất nhiều lợi ích."
Bà Lưu Bình là một nhà tranh đấu kỳ cựu cho quyền của người lao động ở Trung Quốc. Bà bắt đầu tranh đấu sau khi bị sa thải bởi công ty thép quốc doanh mà bà đã làm việc hầu như gần suốt suộc đời của mình. Năm 2011, bà ra tranh cử đại biểu nhân dân cấp quận với tư cách ứng viên độc lập.
Các cuộc bầu cử cấp cơ sở được giới lãnh đạo Trung Quốc khoe khoang như một sự đón nhận của chính phủ đối với sự tham gia của người dân. Nhưng các ứng viên độc lập như bà Lưu Bình thường bị sách nhiễu và bị loại khỏûi danh sách ứng cử viên.
Ông Trương Đức Tấn cũng ra tranh cử độc lập ở Phúc Kiến và cũng bị loại khỏi danh sách ứng cử viên.
"Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường. Những người dân bình thường muốn tham gia tranh cử để làm đại biểu nhân dân. Thế mà họ lại bị quan chức chính quyền các cấp đàn áp. Họ hoàn toàn không có cơ hội."
Bà Lưu Bình cũng bị truy tố về tội “tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng” và “dùng tà đạo để vi phạm pháp luật”.
Luật sư của bà Lưu, ông Trương Học Trung, cho biết cáo trạng “tà đạo” có liên hệ tới một bài viết trên internet của bà Lưu vào năm 2012, trong đó bà kêu gọi sự chú ý đối với vụ án của một thành viên Pháp Luân Công, một tổ chức tâm linh mà giới hữu trách Trung Quốc xem là một tổ chức tà đạo, bất hợp pháp.
Bà Ngải Hiểu Minh cho rằng ba nhân vật tranh đấu có phần chắc sẽ bị tòa xét là có tội, nhưng sự hy sinh của họ sẽ không phải là vô ích.
"Những phiên xử này sẽ làm cho ảnh hưởng của họ mỗi ngày một lớn. Nó sẽ làm gia tăng số người quan tâm tới số phận của họ và ủng hộ cuộc tranh đấu của họ."
Nếu bị tòa xét là có tội, 3 bị cáo này có thể bị tuyên án 5 năm tù. Các tòa án Trung Quốc rất hiếm khi đưa ra phán quyết vô tội đối với những người bị truy tố về tội hình sự, và các nhà phân tích tin rằng vụ án cũng giống như vậy.
Những nhân vật tranh đấu đến thành phố Tân Dư để bày tỏ sự ủng hộ cho các bị cáo đã bị theo dõi, câu lưu và trong một số trường hợp đã bị cảnh sát áp giải về quê.
Bà Lưu Bình, ông Ngụy Trung Bình và ông Lý Tư Hoa bị truy tố về tội tụ tập trái phép vì một bức hình mà họ chụp và phổ biến trên mạng. Trong bức hình đó, ba nhân vật tranh đấu này đứng trước một tòa chung cư và căng một biểu ngữ đòi các quan chức chính phủ kê khai tài sản. Một tuần sau đó họ đã bị bắt.
Ông Trương Đức Tấn, một nhà tranh đấu ở Phúc Kiến, nói rằng giới hữu trách thành phố Tân Dư, nơi phiên tòa diễn ra, không biết tôn trọng pháp luật.
"Hôm nay họ nói anh phạm tội này. Ngày mai họ nói anh phạm tội kia. Ngày mốt họ lại nói anh phạm tội nọ. Họ không hề có quan niệm là phải đối xử với người dân như người dân. Họ là những người không hề biết tôn trọng luật pháp là gì."
Ba bị cáo trong phiên tòa hôm nay đã hoạt động trong phong trào Tân Công dân, một nhóm tổ chức lỏng lẻo của những người đòi chính phủ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn và có tính chất minh bạch nhiều hơn. Trong vài tháng qua, mười mấy người trong phong trào này đã bị bắt và bị truy tố về tội gọi là “tụ tập đông người, gây mất trật tự xã hội.”
Trong số những người bị bắt có luật sư nhân quyền nổi tiếng Hứa Chí Vĩnh và ông Vương Công Quyền, một thương gia giàu có ở Bắc Kinh.
Bà Ngải Hiểu Minh, một nhà làm phim độc lập, nói rằng phiên tòa hôm nay là một mưu toan nhằm đe dọa tất cả những người tham gia phong trào chống tham nhũng.
"Tôi nghĩ rằng qua phiên tòa lần này họ muốn lập ra một tiền lệ để trừng phạt những người đại diện của phong trào Tân Công dân."
Phong trào này cũng yêu cầu chính phủ Trung Quốc tôn trọng hiến pháp và bảo vệ các quyền của người dân. Một trong những đòi hỏi then chốt của họ là các quan chức cấp cao phải công khai tài sản cho công chúng được biết.
Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã nhấn mạnh tới việc tuân thủ hiến pháp và bài trừ tham nhũng. Các giới chức tỉnh Quảng Đông cũng đã thực hiện một kế hoạch thí điểm về việc kê khai tài sản của các giới chức cấp thấp. Nhưng giới tranh đấu nói rằng những người hoạt động tích cực cho sự minh bạch càng ngày càng bị đàn áp và sách nhiễu nhiều hơn.
Bà Ngải Hiểu Minh cho rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc đang tìm cách bám víu quyền lực qua việc đàn áp những nhà tranh đấu.
"Độc tài độc đảng là cách thức cai trị dễ dàng nhất đối với họ. Họ mặc tình muốn làm gì thì làm. Nếu không có sự giám sát của công dân thì các nhóm quyền lợi sẽ có được rất nhiều lợi ích."
Bà Lưu Bình là một nhà tranh đấu kỳ cựu cho quyền của người lao động ở Trung Quốc. Bà bắt đầu tranh đấu sau khi bị sa thải bởi công ty thép quốc doanh mà bà đã làm việc hầu như gần suốt suộc đời của mình. Năm 2011, bà ra tranh cử đại biểu nhân dân cấp quận với tư cách ứng viên độc lập.
Các cuộc bầu cử cấp cơ sở được giới lãnh đạo Trung Quốc khoe khoang như một sự đón nhận của chính phủ đối với sự tham gia của người dân. Nhưng các ứng viên độc lập như bà Lưu Bình thường bị sách nhiễu và bị loại khỏûi danh sách ứng cử viên.
Ông Trương Đức Tấn cũng ra tranh cử độc lập ở Phúc Kiến và cũng bị loại khỏi danh sách ứng cử viên.
"Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường. Những người dân bình thường muốn tham gia tranh cử để làm đại biểu nhân dân. Thế mà họ lại bị quan chức chính quyền các cấp đàn áp. Họ hoàn toàn không có cơ hội."
Bà Lưu Bình cũng bị truy tố về tội “tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng” và “dùng tà đạo để vi phạm pháp luật”.
Luật sư của bà Lưu, ông Trương Học Trung, cho biết cáo trạng “tà đạo” có liên hệ tới một bài viết trên internet của bà Lưu vào năm 2012, trong đó bà kêu gọi sự chú ý đối với vụ án của một thành viên Pháp Luân Công, một tổ chức tâm linh mà giới hữu trách Trung Quốc xem là một tổ chức tà đạo, bất hợp pháp.
Bà Ngải Hiểu Minh cho rằng ba nhân vật tranh đấu có phần chắc sẽ bị tòa xét là có tội, nhưng sự hy sinh của họ sẽ không phải là vô ích.
"Những phiên xử này sẽ làm cho ảnh hưởng của họ mỗi ngày một lớn. Nó sẽ làm gia tăng số người quan tâm tới số phận của họ và ủng hộ cuộc tranh đấu của họ."
Nếu bị tòa xét là có tội, 3 bị cáo này có thể bị tuyên án 5 năm tù. Các tòa án Trung Quốc rất hiếm khi đưa ra phán quyết vô tội đối với những người bị truy tố về tội hình sự, và các nhà phân tích tin rằng vụ án cũng giống như vậy.
Những nhân vật tranh đấu đến thành phố Tân Dư để bày tỏ sự ủng hộ cho các bị cáo đã bị theo dõi, câu lưu và trong một số trường hợp đã bị cảnh sát áp giải về quê.