Đường dẫn truy cập

Ðài Loan-Singapore ký hiệp định thương mại tự do với sự nhượng bộ của TQ


Người đứng đầu Cơ quan kinh tế Đài Loan Chang Chia-Juch và Bộ trưởng Ngoại giao Ðài Loan David Lin trong cuộc họp báo sau khi Ðài Loan và Singapore ký hiệp định thương mại tự do sau hơn 3 năm đàm phán.
Người đứng đầu Cơ quan kinh tế Đài Loan Chang Chia-Juch và Bộ trưởng Ngoại giao Ðài Loan David Lin trong cuộc họp báo sau khi Ðài Loan và Singapore ký hiệp định thương mại tự do sau hơn 3 năm đàm phán.
Ðài Loan và Singapore đã ký một hiệp định tự do hóa thương mại sau hơn 3 năm đàm phán. Hiệp định ký tại Singapore hôm nay sẽ mang tính quan trọng nhất đến nay và cho thấy dấu hiệu đối thủ mạnh Trung Quốc đã nới lỏng lập trường cấm các nước lớn giao tiếp thẳng với đảo quốc. Từ Ðài Bắc, thông tín viên VOA Ralph Jennings gửi về bài tường thuật sau đây.

Ðài Loan và đối tác thương mại đứng hàng thứ năm là Singapore đã ký một hiệp định tự do thương mại hôm nay, có tác dụng thúc đẩy mậu dịch hai chiều đã đạt kim ngạch 28,2 tỷ đôla trong năm ngoái. Trung Quốc vẫn coi Ðài Loan là một phần lãnh thổ của mình chứ không phải là một quốc gia được tự do thương nghị với các nước khác. Trước đây, Bắc Kinh đã ngăn chặn những thỏa thuận như thế, ngoại trừ các hiệp định ký với những đồng minh ngoại giao nhỏ bé.

Các học giả nói Bắc Kinh đã nới lỏng lập trường về thương mại của Ðài Loan sau khi chính Trung Quốc đã ký một hiệp định hợp tác kinh tế với Ðài Loan vào năm 2010, trong khuôn khổ một nỗ lực lớn hơn nhằm giao hảo sau 6 thập niên thù nghịch.

Ông George Tsai, một nhà khoa học chính trị của Trường Ðại học Văn hóa Trung Quốc ở Ðài Bắc, cho rằng Trung Quốc có thể chấp nhận các thoả thuận tránh ngụ ý rằng Ðài Bắc và Bắc Kinh là hai nước riêng rẽ. Ông nói điều đó có nghĩa là không có chữ ký của các nhà ngoại giao hay các thỏa thuận đề cập đến các ngôn từ “hiệp định tự do thương mại.” Hiệp định vừa ký với đối tác thương mại lớn hàng thứ 5 của Ðài Loan được gọi là một đối tác kinh tế và tên viết tắt là ASTEP.

“Nguồn gốc là 2 vấn đề, đó là hiệp định mang tên gì và hình thức ra sao, ai ký hiệp định, ASTEP là sự ký kết giữa hai văn phòng đại diện. Dưới hình thức này, tôi nghĩ Trung Quốc có thể làm lơ bỏ qua.”

Ðược sự hậu thuẫn của sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh trước đây cấm trên 170 đồng minh ngoại giao, trong đó có những nước lớn nhất thế giới, không được giao thiệp với Ðài Loan. Trung Quốc đã coi Ðài Loan là một phần lãnh thổ của mình từ sau cuộc nội chiến Trung Quốc hồi thập niên 1940.

Trước đây, Trung Quốc đã đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự để tái thống nhất hai bên. Nhưng trong 5 năm vừa qua,Trung Quốc đã tìm cách lấy lòng công chúng Ðài Loan với những liên kết đầu tư và thương mại, trong khuôn khổ một cuộc vận động hướng tới tái thống nhất chung cuộc.

Tổng thống Ðài Loan Mã Anh Cửu dự trù sẽ quy tụ được hậu thuẫn hết sức cần thiết của quần chúng cho hiệp định ký với Singapore bởi vì điểm ủng hộ dành cho ông hiện ở mức khoảng 20 phần trăm. Thương mại của Ðài Loan với Sinpapore chiếm 5 phần trăm tổng số kim ngạch với các lãnh địa khác, và chính quyền đảo quốc ước tính hiệp định này sẽ đem lại thêm 701 triệu đôla cho nền kinh tế trị giá 474 tỷ đôla trong vòng 15 năm.

Ông Kweibo Huang, phó giáo sư về ngoại giao tại trường Ðại học Chính trị ở Ðài Bắc, nói rằng hiệp định sẽ đặc biệt giúp Ðài Loan bắt kịp sự hòa nhập kinh tế khu vực. Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Ðông nam Á dẫn trước Ðài Loan trong các hiệp định thương mại giữa các nước này cũng với các nước Tây phương. Ðài Loan đã ký hiệp định thương mại quan trọng đầu tiên trong vùng châu Á Thái Bình Dương hồi tháng 7 với New Zealand.

Ông Huang nói nền kinh tế trong nước của Ðài Loan đã không đạt được mức lý tưởng trong khi sự tham gia vào sự hòa nhập kinh tế ngày càng nhanh trong khu vực bị hạn chế. Ông Huang nói thêm rằng Ðài Loan phải tăng tốc việc ký kết các hiệp định thương mại để bảo đảm an ninh kinh tế của mình.

Các cơ quan truyền thông chính thức của Ðài Loan cho hay xuất khẩu qua Singapore sẽ tăng thêm 782 triệu theo hiệp định thương mại vừa ký và nhập khẩu sẽ tăng 719 triệu. Khu vực sản xuất của đảo quốc, căn bản của nền kinh tế, sẽ tăng thêm 1,18 tỷ đô la.

Hiệp định cũng sẽ loại bỏ các sắc thuế đối với 99% hàng nhập từ Singapore, một lợi điểm đối với quốc gia thành phố cảng tự do vốn đã giữ thuế ở mức thấp.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG