Chuyến công du kéo dài hai ngày của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Nguyễn Trung của VOA Việt Ngữ, ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến, đã đưa ra nhiều nhận định về các khía cạnh của chuyến công du này.
VOA: Chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Mỹ đã gây bất ngờ cho giới quan sát. Còn ông thì sao?
Ông Pete Peterson: Thực sự là không. Tôi hoàn toàn đoán trước được chuyến thăm của ông ấy. Dĩ nhiên, tôi không biết là khi nào thì ông ấy ấn định thời điểm công du, nhưng tôi nghĩ đó là một diễn tiến logic. Tôi nghĩ đó là một điều tuyệt vời.
VOA: Các vị dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama đưa nhân quyền làm trọng tâm trong cuộc gặp với ông Sang. Theo ông, điều đó có xảy ra không?
Ông Pete Peterson: Dĩ nhiên rồi. Đó luôn là một ưu tiên khi các giới chức Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau. Đó là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ trên toàn thế giới, chứ không riêng gì với Việt Nam. Mỹ luôn luôn thúc đẩy chủ đề này. Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi các vị dân biểu và thượng nghị sĩ lại nêu lên vấn đề đó.
VOA: Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama làm ngơ chủ đề nhân quyền để thúc đẩy các lợi ích kinh tế. Ông có nghĩ như vậy không?
Ông Pete Peterson: Tôi không nghĩ vậy. Nhân quyền luôn nằm trong nghị trình thảo luận với phía Việt Nam kể cả khi tôi còn làm đại sứ cũng như trong nhiệm kỳ của các đại sứ sau này. Nhưng theo tôi, cũng phải thừa nhận nỗ lực của Việt Nam trong những năm qua. Nếu ta phân tích tình hình từ năm 1990 tới năm 2013, nhìn chung, ta sẽ thấy những cải thiện đáng kể.
Vấn đề ở đây là, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên chín muồi và sâu sắc hơn nên không có vấn đề gì mà lãnh đạo của hai nước không thể mang ra bàn thảo một cách thẳng thắn, thành thật và tin cậy. Thế nên, đó là vấn đề ta có thể dự báo trước được. Tôi nghĩ sẽ là điều hữu ích nếu vấn đề nhân quyền được mang ra thảo luận ở cấp cao như vậy.
VOA: Tin cho hay, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nằm trong nghị trình của ông Obama và nhà lãnh đạo Việt Nam. Thưa ông, vấn đề TPP quan trọng tới mức nào?
Ông Pete Peterson: Tôi nghĩ nó là một vấn đề quan trọng. Nhưng tôi không nghĩ đó là một vấn đề mang tính bước ngoặt gì. Đó là một diễn tiến trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong trường hợp này, TPP không giới hạn trong mối bang giao song phương, mà nó liên quan tới ít nhất 10 nước. Vì thế, nghị trình tương đối rộng.
Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn đối với hàng hóa của Việt Nam nên không có gì lạ khi TPP là một yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh nghị trình về thương mại giữa hai nước.
VOA: Tòa Bạch Ốc đã công bố các chủ đề thảo luận giữa hai giới chức, trong đó có vấn đề nhân quyền, thương mại và biến đổi khí hậu. Hiện có các đồn đoán rằng biển Đông cũng sẽ nằm cao trong nghị trình. Các tiên đoán đó có cơ sở không, thưa ông?
Ông Pete Peterson: Chắc chắn rồi. Đó là vấn đề mà ai cũng biết là được mang ra trao đổi trong bất kỳ các cuộc thảo luận nào với đối tác cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Các tranh chấp ở biển Đông là một khối thuốc nổ âm ỉ nên cần phải tìm ra giải pháp nào đó về mặt ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nước về đường lãnh hải cũng như thiết lập cơ chế luật pháp để xử lý.
Tôi nghĩ rằng ta cần phải đưa vấn đề biển Đông lên cao trong nghị trình thảo luận. Tôi hoan nghênh điều đó bởi vì tôi nghĩ rằng Việt Nam có nhiều điều muốn nêu ra và nước này nhiều khả năng có thể đóng vai trò đầu đàn.
VOA: Các giới chức Việt Nam từng bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ lên thành đối tác chiến lược. Là một trong những người đặt nền móng cho mối bang giao giữa hai nước cựu thù, ông thấy sao?
Ông Pete Peterson: Thật khó nói. Xét về một khía cạnh nào đó, nó chỉ mang tính biểu tượng về hiện trạng của mối bang giao, hay có thể nói chỉ là một cái nhãn mác và có thể không có nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ đôi bên hãy bước tiếp trên con đường củng cố mối bang giao theo cách mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tôi nghĩ đó là cách nên làm, thay vì dán một cái mác nào đó cho mối quan hệ trong thời gian tới.
Mời quý vị đọc thêm một số tin bài liên quan tới quan hệ Việt - Mỹ:
Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chuyên gia Mỹ
‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’
‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’
Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ?
Dân biểu Mỹ lo ngại tinh thần dân tộc quanh vấn đề biển Đông
VOA: Chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Mỹ đã gây bất ngờ cho giới quan sát. Còn ông thì sao?
Ông Pete Peterson: Thực sự là không. Tôi hoàn toàn đoán trước được chuyến thăm của ông ấy. Dĩ nhiên, tôi không biết là khi nào thì ông ấy ấn định thời điểm công du, nhưng tôi nghĩ đó là một diễn tiến logic. Tôi nghĩ đó là một điều tuyệt vời.
VOA: Các vị dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama đưa nhân quyền làm trọng tâm trong cuộc gặp với ông Sang. Theo ông, điều đó có xảy ra không?
Ông Pete Peterson: Dĩ nhiên rồi. Đó luôn là một ưu tiên khi các giới chức Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau. Đó là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ trên toàn thế giới, chứ không riêng gì với Việt Nam. Mỹ luôn luôn thúc đẩy chủ đề này. Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi các vị dân biểu và thượng nghị sĩ lại nêu lên vấn đề đó.
VOA: Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama làm ngơ chủ đề nhân quyền để thúc đẩy các lợi ích kinh tế. Ông có nghĩ như vậy không?
Vấn đề ở đây là, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên chín muồi và sâu sắc hơn nên không có vấn đề gì mà lãnh đạo của hai nước không thể mang ra thảo luận một cách thẳng thắn, thành thật và tin cậy.Ông Pete Peterson nói.
Vấn đề ở đây là, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên chín muồi và sâu sắc hơn nên không có vấn đề gì mà lãnh đạo của hai nước không thể mang ra bàn thảo một cách thẳng thắn, thành thật và tin cậy. Thế nên, đó là vấn đề ta có thể dự báo trước được. Tôi nghĩ sẽ là điều hữu ích nếu vấn đề nhân quyền được mang ra thảo luận ở cấp cao như vậy.
VOA: Tin cho hay, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nằm trong nghị trình của ông Obama và nhà lãnh đạo Việt Nam. Thưa ông, vấn đề TPP quan trọng tới mức nào?
Ông Pete Peterson: Tôi nghĩ nó là một vấn đề quan trọng. Nhưng tôi không nghĩ đó là một vấn đề mang tính bước ngoặt gì. Đó là một diễn tiến trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong trường hợp này, TPP không giới hạn trong mối bang giao song phương, mà nó liên quan tới ít nhất 10 nước. Vì thế, nghị trình tương đối rộng.
Hoa Kỳ là một thị trường rất lớn đối với hàng hóa của Việt Nam nên không có gì lạ khi TPP là một yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh nghị trình về thương mại giữa hai nước.
Các tranh chấp ở biển Đông là một khối thuốc nổ âm ỉ cháy nên cần phải tìm ra giải pháp nào đó về mặt ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nước về đường lãnh hải cũng như thiết lập cơ chế luật pháp để xử lý.Ông Pete Peterson nói.
Ông Pete Peterson: Chắc chắn rồi. Đó là vấn đề mà ai cũng biết là được mang ra trao đổi trong bất kỳ các cuộc thảo luận nào với đối tác cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Các tranh chấp ở biển Đông là một khối thuốc nổ âm ỉ nên cần phải tìm ra giải pháp nào đó về mặt ngoại giao nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nước về đường lãnh hải cũng như thiết lập cơ chế luật pháp để xử lý.
Tôi nghĩ rằng ta cần phải đưa vấn đề biển Đông lên cao trong nghị trình thảo luận. Tôi hoan nghênh điều đó bởi vì tôi nghĩ rằng Việt Nam có nhiều điều muốn nêu ra và nước này nhiều khả năng có thể đóng vai trò đầu đàn.
VOA: Các giới chức Việt Nam từng bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ lên thành đối tác chiến lược. Là một trong những người đặt nền móng cho mối bang giao giữa hai nước cựu thù, ông thấy sao?
Ông Pete Peterson: Thật khó nói. Xét về một khía cạnh nào đó, nó chỉ mang tính biểu tượng về hiện trạng của mối bang giao, hay có thể nói chỉ là một cái nhãn mác và có thể không có nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ đôi bên hãy bước tiếp trên con đường củng cố mối bang giao theo cách mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tôi nghĩ đó là cách nên làm, thay vì dán một cái mác nào đó cho mối quan hệ trong thời gian tới.
Mời quý vị đọc thêm một số tin bài liên quan tới quan hệ Việt - Mỹ:
Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ, các dân biểu Mỹ lên tiếng
Vụ chuyển uranium khỏi Việt Nam qua lời kể của chuyên gia Mỹ
‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’
‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’
Dự luật về Việt Nam có vượt qua được Thượng viện Mỹ?
Dân biểu Mỹ lo ngại tinh thần dân tộc quanh vấn đề biển Đông