Chuyến đi lịch sử của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới thăm thủ đô Washington của Hoa Kỳ, khởi sự vào ngày hôm nay, vẫn là tin hàng đầu được báo chí truyền thông quốc tế triệt để khai thác trong ngày hôm nay.
Chuyến đi hiếm hoi này là nhằm đẩy mạnh các quan hệ thương mại và an ninh giữa hai nước cựu thù, tuy nhiên giới hoạt động cũng nhân dịp này, đẩy mạnh các sinh hoạt nhằm tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để đòi cải thiện tình trạng nhân quyền tệ hại trong nước.
Pháp Tấn Xã tường thuật rằng một thế hệ sau khi bình thường hóa quan hệ bang giao, hai nước cựu thù đã tăng cường đều đặn các quan hệ hợp tác quân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang lo ngại về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Trong khi đó, Tổng Thống Obama khẳng định chính sách của chính phủ Mỹ xoay trục sang Đông Nam Á, một khu vực mà theo ông, có nhiều triển vọng kinh tế và về chủ yếu là thân thiện với Hoa Kỳ, mặc dù đã bị các chính phủ Mỹ tiền nhiệm lơ là.
Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là chuyến viếng thăm thứ Tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Tòa Bạch Ốc trong năm nay.
Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu đặc trách các vấn đề Đông Á, ông Danny Russel, nhận định vùng Đông Nam Á “có lẽ là khu vực năng động nhất” tại Á Châu, và ngày cả thế giới, và ông mô tả chuyến đi thăm của ông Sang là “một dấu mốc lịch sử.”
Thế nhưng cùng lúc, theo AFP, các nhà lập pháp Mỹ và các nhóm hoạt động nhân cơ hội hiếm có này, đã lên tiếng đòi Tổng Thống Obama đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu, và tố cáo nhà lãnh đạo Mỹ là gửi đi những dấu hiệu mơ hồ khi nghênh tiếp ông Trương Tấn Sang vào một thời điểm mà chính các giới chức trong chính phủ Mỹ cũng công nhận rằng Việt Nam đã leo thang chiến dịch đàn áp bất đồng ở trong nước.
Mới tháng trước, khi ra điều trần trước quốc hội, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói rằng Việt Nam đang giam cầm hơn 120 tù nhân chính trị, và tăng cường các hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quyền tự do internet.
AFP tường thuật rằng trong một lá thư chung gửi đến Tổng Thống Obama, thân nhân của 35 nhà hoạt động và blogger bị cầm tù kêu gọi ông hãy “sát cánh với nhân dân Việt Nam”, bằng cách tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.
Các thân nhân của các tù nhân chính trị Việt Nam đơn cử trường hợp Miến Điện, nước đã thực hiện các biện pháp cải cách dân chủ ngoạn mục trong thời gian ngắn kỷ lục.
Họ nêu ra điểm Tổng Thống Obama chỉ mời Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein tới thăm Hoa Kỳ, sau khi ông đã hành động, kể cả phóng thích một số đáng kể các tù nhân chính trị.
Lá thư lập luận rằng “một nước Việt Nam độc lập, dân chủ không những có thể đẩy mạnh các quan hệ song phương, mà còn là điều kiện cần thiết đóng góp cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Á Châu -Thái Bình Dương”.
Lá thư gửi cho Tổng Thống Obama có chữ ký của gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày, và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong khi đó, một bài báo đăng trên nhật báo US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
Tác giả bài báo, bà Ellen Bork, đặt câu hỏi làm thế nào để Tổng Thống Obama đưa ra một chính sách đối ngoại phù hợp với những lời phát biểu cổ vũ cho dân chủ tự do. Nhà báo nói rằng trong trường hợp Việt Nam, những động thái như những chuyến đi thăm chính thức, những tiến bộ trong các quan hệ thương mại và quân sự phải diễn ra sau, chứ không nên diễn ra trước những cải cách chính trị và nhân quyền của Đảng Cộng Sản cầm quyền tại Việt Nam.
Bà Bork, Giám Đốc của tổ chức Dân Chủ và Nhân quyền tại Sáng kiến Chính sách đối ngoại ở Washington, kết luận rằng:
“Mời chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ là một hành động không hợp lý, xét những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong khi chuyến đi đang được xúc tiến, điều quan trọng là ông Obama phải công khai lên tiếng, một cách rõ ràng, nói với ông Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách Á Châu của Hoa Kỳ. Và Tổng Thống Obama phải đưa ra hành động tương ứng với những phát biểu của ông.”
Nguồn: AFP, WSJ, USNews.
Chuyến đi hiếm hoi này là nhằm đẩy mạnh các quan hệ thương mại và an ninh giữa hai nước cựu thù, tuy nhiên giới hoạt động cũng nhân dịp này, đẩy mạnh các sinh hoạt nhằm tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để đòi cải thiện tình trạng nhân quyền tệ hại trong nước.
Pháp Tấn Xã tường thuật rằng một thế hệ sau khi bình thường hóa quan hệ bang giao, hai nước cựu thù đã tăng cường đều đặn các quan hệ hợp tác quân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang lo ngại về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Trong khi đó, Tổng Thống Obama khẳng định chính sách của chính phủ Mỹ xoay trục sang Đông Nam Á, một khu vực mà theo ông, có nhiều triển vọng kinh tế và về chủ yếu là thân thiện với Hoa Kỳ, mặc dù đã bị các chính phủ Mỹ tiền nhiệm lơ là.
Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là chuyến viếng thăm thứ Tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Tòa Bạch Ốc trong năm nay.
Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu đặc trách các vấn đề Đông Á, ông Danny Russel, nhận định vùng Đông Nam Á “có lẽ là khu vực năng động nhất” tại Á Châu, và ngày cả thế giới, và ông mô tả chuyến đi thăm của ông Sang là “một dấu mốc lịch sử.”
Thế nhưng cùng lúc, theo AFP, các nhà lập pháp Mỹ và các nhóm hoạt động nhân cơ hội hiếm có này, đã lên tiếng đòi Tổng Thống Obama đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu, và tố cáo nhà lãnh đạo Mỹ là gửi đi những dấu hiệu mơ hồ khi nghênh tiếp ông Trương Tấn Sang vào một thời điểm mà chính các giới chức trong chính phủ Mỹ cũng công nhận rằng Việt Nam đã leo thang chiến dịch đàn áp bất đồng ở trong nước.
Bài báo đăng trên US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
AFP tường thuật rằng trong một lá thư chung gửi đến Tổng Thống Obama, thân nhân của 35 nhà hoạt động và blogger bị cầm tù kêu gọi ông hãy “sát cánh với nhân dân Việt Nam”, bằng cách tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.
Các thân nhân của các tù nhân chính trị Việt Nam đơn cử trường hợp Miến Điện, nước đã thực hiện các biện pháp cải cách dân chủ ngoạn mục trong thời gian ngắn kỷ lục.
Họ nêu ra điểm Tổng Thống Obama chỉ mời Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein tới thăm Hoa Kỳ, sau khi ông đã hành động, kể cả phóng thích một số đáng kể các tù nhân chính trị.
Lá thư lập luận rằng “một nước Việt Nam độc lập, dân chủ không những có thể đẩy mạnh các quan hệ song phương, mà còn là điều kiện cần thiết đóng góp cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Á Châu -Thái Bình Dương”.
Lá thư gửi cho Tổng Thống Obama có chữ ký của gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày, và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong khi đó, một bài báo đăng trên nhật báo US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
Tác giả bài báo, bà Ellen Bork, đặt câu hỏi làm thế nào để Tổng Thống Obama đưa ra một chính sách đối ngoại phù hợp với những lời phát biểu cổ vũ cho dân chủ tự do. Nhà báo nói rằng trong trường hợp Việt Nam, những động thái như những chuyến đi thăm chính thức, những tiến bộ trong các quan hệ thương mại và quân sự phải diễn ra sau, chứ không nên diễn ra trước những cải cách chính trị và nhân quyền của Đảng Cộng Sản cầm quyền tại Việt Nam.
Bà Bork, Giám Đốc của tổ chức Dân Chủ và Nhân quyền tại Sáng kiến Chính sách đối ngoại ở Washington, kết luận rằng:
“Mời chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ là một hành động không hợp lý, xét những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong khi chuyến đi đang được xúc tiến, điều quan trọng là ông Obama phải công khai lên tiếng, một cách rõ ràng, nói với ông Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách Á Châu của Hoa Kỳ. Và Tổng Thống Obama phải đưa ra hành động tương ứng với những phát biểu của ông.”
Nguồn: AFP, WSJ, USNews.