HÀ NỘI —
Ngày thứ năm 25/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trở thành nguyên thủ thứ nhì của Việt Nam đi thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây gần 20 năm. Có nhiều phần chắc các cuộc đàm phán sẽ bao gồm vấn đề giao thương ngày càng tăng giữa hai nước, bang giao giữa Hà Nội với Trung Quốc, và những mối quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền của Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên đài VOA Marianne Brown gửi về bài tường thuật sau đây.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc và việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại tự do do Hoa Kỳ đứng đầu, Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, có phần chắc sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận.
Dân số trẻ trung của Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế đang lên khiến nước này trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty Hoa Kỳ. Tuần trước, đại công ty thực phẩm McDonald có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trở thành thương hiệu thực phẩm toàn cầu mới nhất loan báo sẽ mở hệ thống bán thưong hiệu tại Việt Nam.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói quan hệ song phương đã gia tăng kể từ lúc hai nước bình thường hóa bang giao vào tháng 7 năm 1995.
Ông Nghị nói Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý thiết lập một quan hệ đối tác thân hữu, xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và có lợi chung.
Nhưng có những bất đồng liên tục về việc Hoa Kỳ phản đối thành tích nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Tính đến thời điểm này trong năm nay, tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch nói đã có các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân vật bất đồng chính kiến và các blogger bị tuyên các án tù nhiều hơn so với toàn bộ năm 2012.
Phiên toà trong tháng này xét xử luật sư Công giáo Lê Quốc Quân đã bị hoãn vô thời hạn. Blogger bị tù Ðiếu Cày được mô tả là “rất yếu” khi ông thực hiện cuộc tuyệt thực để phản đối các điều kiện nhà tù.
Nhà hoạt động Việt Nam Trịnh Kim Tiến cho hay ông hy vọng nhân quyền sẽ là một phần nổi bật trong các cuộc đàm phán.
Bà Tiến nói Tổng thống Obama đã nêu bật trường hợp Ðiếu Cày trước đây và nay phải làm một điều gì để giúp gia đình ông ta trước khi quá muộn.
Với những câu chuyện như thế thu hút sự chú ý ở nước ngoài, các chuyên gia phân tích đang theo dõi xem chúng sẽ tác động ra sao đến các cuộc thảo luận với các giới chức Hoa Kỳ.
Chuyên gia phân tích quốc phòng, Giáo sư Carl Thayer nêu ra chính sách của Hoa Kỳ tái quân bình ảnh hưởng đối với vùng châu Á Thái Bình Dương.
“Tôi áng chừng, rằng nếu như nước Mỹ chỉ chơi lá bài nhân quyền thì là họ đã bắn vào chân họ khi tìm cách thúc đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam. Trò chơi tái quân bình rộng lớn hơn là tiếp cận, hình thành các đầu ra an ninh và cải thiện an ninh hàng hải và xem Việt Nam sẵn sàng tiến xa tới đâu về vấn đề Trung Quốc.”
Ngoại giao Việt Nam giữ một thế quân bình thận trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là có liên quan đến các khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Ðông.
Trong chuyến đi Bắc Kinh của ông Sang tháng trước hai nước cộng sản đã đồng ý thành lập một đường dây điện thoại nóng để giúp giải quyết mau chóng các tranh chấp lãnh hải đã đôi khi gây căng thẳng trong bang giao giữa hai bên.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng mọi sự đang diễn biến tốt đẹp giữa hai nước cộng sản này.
Nhà ngoại giao hồi hưu và là chuyên gia về Việt Nam, ông David Brown, nói ông nghĩ rằng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc đã khựng lại kể từ sau các cuộc đàm phán hồi tháng 11 năm 2011, một phần vì các tranh chấp lãnh hải.
“Theo nhận định của tôi về việc đó thì cách đây 1 năm rưỡi phía Trung Quốc đã đồng ý ít nhất là bàn về quần đảo Trường Sa, chứ không phải về việc trả lại quần đảo này, nhưng ít ra là về việc cho dành cho phía Việt Nam một số hình thức tiếp cận ở đó và ở vùng biển quanh đó, và phía Việt Nam đã đồng ý là sẽ bàn về việc ấy. Nhưng dường như các cuộc thảo luận đó không đi đến đâu cả.”
Ông Brown nói các căng thẳng về quần đảo Trường Sa là một phần lý do vì sao Hoa Kỳ sẽ có một lập trường mạnh trong các cuộc đàm phán, vì Việt Nam và các nước khác ở Ðông Nam Á coi Washington như một đối trọng với các tham vọng về biển của Trung Quốc.
Ngoài ra, với các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực như Philippines và Singapore, ông Brown nói Washington không quan tâm đến việc mưu tìm một sự hiện diện quân sự mạnh hơn ở Việt Nam để lấn át Trung Quốc. Ðó là lý do vì sao, theo ông, Hoa Kỳ có thể có lợi thế hơn về các cuộc thảo luận nhân quyền.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc và việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại tự do do Hoa Kỳ đứng đầu, Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, có phần chắc sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận.
Dân số trẻ trung của Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế đang lên khiến nước này trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty Hoa Kỳ. Tuần trước, đại công ty thực phẩm McDonald có trụ sở ở Hoa Kỳ đã trở thành thương hiệu thực phẩm toàn cầu mới nhất loan báo sẽ mở hệ thống bán thưong hiệu tại Việt Nam.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói quan hệ song phương đã gia tăng kể từ lúc hai nước bình thường hóa bang giao vào tháng 7 năm 1995.
Ông Nghị nói Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý thiết lập một quan hệ đối tác thân hữu, xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và có lợi chung.
Nhưng có những bất đồng liên tục về việc Hoa Kỳ phản đối thành tích nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Tính đến thời điểm này trong năm nay, tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch nói đã có các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân vật bất đồng chính kiến và các blogger bị tuyên các án tù nhiều hơn so với toàn bộ năm 2012.
Phiên toà trong tháng này xét xử luật sư Công giáo Lê Quốc Quân đã bị hoãn vô thời hạn. Blogger bị tù Ðiếu Cày được mô tả là “rất yếu” khi ông thực hiện cuộc tuyệt thực để phản đối các điều kiện nhà tù.
Nhà hoạt động Việt Nam Trịnh Kim Tiến cho hay ông hy vọng nhân quyền sẽ là một phần nổi bật trong các cuộc đàm phán.
Bà Tiến nói Tổng thống Obama đã nêu bật trường hợp Ðiếu Cày trước đây và nay phải làm một điều gì để giúp gia đình ông ta trước khi quá muộn.
Với những câu chuyện như thế thu hút sự chú ý ở nước ngoài, các chuyên gia phân tích đang theo dõi xem chúng sẽ tác động ra sao đến các cuộc thảo luận với các giới chức Hoa Kỳ.
Chuyên gia phân tích quốc phòng, Giáo sư Carl Thayer nêu ra chính sách của Hoa Kỳ tái quân bình ảnh hưởng đối với vùng châu Á Thái Bình Dương.
“Tôi áng chừng, rằng nếu như nước Mỹ chỉ chơi lá bài nhân quyền thì là họ đã bắn vào chân họ khi tìm cách thúc đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam. Trò chơi tái quân bình rộng lớn hơn là tiếp cận, hình thành các đầu ra an ninh và cải thiện an ninh hàng hải và xem Việt Nam sẵn sàng tiến xa tới đâu về vấn đề Trung Quốc.”
Ngoại giao Việt Nam giữ một thế quân bình thận trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là có liên quan đến các khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Ðông.
Trong chuyến đi Bắc Kinh của ông Sang tháng trước hai nước cộng sản đã đồng ý thành lập một đường dây điện thoại nóng để giúp giải quyết mau chóng các tranh chấp lãnh hải đã đôi khi gây căng thẳng trong bang giao giữa hai bên.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng mọi sự đang diễn biến tốt đẹp giữa hai nước cộng sản này.
Nhà ngoại giao hồi hưu và là chuyên gia về Việt Nam, ông David Brown, nói ông nghĩ rằng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc đã khựng lại kể từ sau các cuộc đàm phán hồi tháng 11 năm 2011, một phần vì các tranh chấp lãnh hải.
“Theo nhận định của tôi về việc đó thì cách đây 1 năm rưỡi phía Trung Quốc đã đồng ý ít nhất là bàn về quần đảo Trường Sa, chứ không phải về việc trả lại quần đảo này, nhưng ít ra là về việc cho dành cho phía Việt Nam một số hình thức tiếp cận ở đó và ở vùng biển quanh đó, và phía Việt Nam đã đồng ý là sẽ bàn về việc ấy. Nhưng dường như các cuộc thảo luận đó không đi đến đâu cả.”
Ông Brown nói các căng thẳng về quần đảo Trường Sa là một phần lý do vì sao Hoa Kỳ sẽ có một lập trường mạnh trong các cuộc đàm phán, vì Việt Nam và các nước khác ở Ðông Nam Á coi Washington như một đối trọng với các tham vọng về biển của Trung Quốc.
Ngoài ra, với các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực như Philippines và Singapore, ông Brown nói Washington không quan tâm đến việc mưu tìm một sự hiện diện quân sự mạnh hơn ở Việt Nam để lấn át Trung Quốc. Ðó là lý do vì sao, theo ông, Hoa Kỳ có thể có lợi thế hơn về các cuộc thảo luận nhân quyền.