Đường dẫn truy cập

Dân biểu Mỹ lo ngại tinh thần dân tộc quanh vấn đề biển Đông


Ông Ed Royce chọn châu Á là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Ông Ed Royce chọn châu Á là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Ông Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, cho hay ông quan ngại việc các quốc gia châu Á ngày càng chú tâm nhiều hơn tới tinh thần dân tộc, nhất là trong các cuộc tranh chấp lãnh hải.

Nhà lập pháp kỳ cựu này nói như vậy trong bài phát biểu tại trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation về chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

“Điều chúng ta đang chứng kiến là việc châu Á hiện đang dần chuyển mối quan tâm về sự phồn thịnh kinh tế sang các mối quan ngại về an ninh", ông nói.

"Các quốc gia từng chú tâm vào vấn đề thương mại thì giờ họ lại bàn về chủ nghĩa dân tộc, ngân sách quốc phòng hay thậm chí cả những thái độ khiêu khích, mà ví dụ điển hình là các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông Trung Hoa và biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”.

Trong bối cảnh đó, ông Royce cho rằng Hoa Kỳ ‘cần phải nhanh chóng hành động’ đồng thời nói rằng ‘không có ai giành phần thắng trong các cuộc chạy đua vũ trang hay trong các cuộc xung đột’.

Theo lời vị dân biểu đại diện tiểu bang California, Hoa Kỳ ‘cần phải thay đổi hướng tiếp cận ngoại giao cũ, trong đó tiến trình tiếp xúc chính trị và kinh tế bị tách biệt’.

Trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ về mối lo ngại có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang xuất phát từ các tranh chấp ở biển Đông, ông Royce nói rằng mục tiêu của Mỹ là thúc giục chính phủ các nước không sử dụng các tuyên bố mang tính dân tộc thái quá, có thể dẫn tới đối đầu.

Các quốc gia từng chú tâm vào vấn đề thương mại thì giờ họ lại bàn về chủ nghĩa dân tộc, ngân sách quốc phòng hay thậm chí cả những thái độ khiêu khích.
Dân biểu Ed Royce nói.

Giới chức Mỹ nói: “Thay vào đó, các quốc gia nên hợp tác đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp".

"Chúng ta thấy có những giai đoạn trong quá khứ, các nước tuyên bố chủ quyền tiến rất gần tới một giải pháp, nhưng thật không may là họ đã không tận dụng được cơ hội đó vì các tiếng nói có tinh thần dân tộc từ các bên”, ông Royce nói thêm.

Hồi đầu năm, dân biểu từng có nhiều tuyên bố chỉ trích Việt Nam đã chọn châu Á là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.

Ông cho biết mục tiêu của chuyến đi là ‘chuyển tải một thông điệp rõ ràng là khu vực này là một nơi tối quan trọng đối với Hoa Kỳ’.

Ông Royce cho hay, trong chuyến đi đó, ba vấn đề bao trùm các cuộc thảo luận là: Bắc Triều Tiên, các tranh chấp lãnh hải và thịnh vượng kinh tế.

Tại Philippines, ông Royce nói rằng Trung Quốc nên đồng ý ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc để giải quyết vụ kiện tụng liên quan tới biển Đông mà chính quyền Manila mang ra trước cơ quan phân giải tranh chấp này.

Chúng ta thấy có những giai đoạn trong quá khứ, các nước tuyên bố chủ quyền tiến rất gần tới một giải pháp, nhưng thật không may là họ đã không tận dụng được cơ hội đó vì các tiếng nói có tinh thần dân tộc từ các bên.
Ông Ed Royce nói.

Trong bài phát biểu tại Heritage Foundation, nhà lập pháp kỳ cựu nhấn mạnh rằng các bên cần phải sử dụng luật pháp để giải quyết tranh chấp.

Ông Royce nói: “Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một cách thức hiệu quả để xử lý vấn đề này. Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò quan trọng vì Mỹ có thể liên tục nhắc nhở các nước về những hệ quả đối với thị trường vốn, các hệ quả từ việc suy giảm và không tăng trưởng kinh tế rồi sau đó là sự suy giảm thương mại và lòng tin ở khu vực nếu các bên khai mào những tuyên bố thái quá dẫn tới leo thang căng thẳng".

Nhà lập pháp nói thêm: "Vấn đề tranh chấp lãnh hải là một thách thức lớn đối với Hoa Kỳ vì các tuyên bố mang tinh thần dân tộc”.

Các nhà quan sát chính trị nhận định rằng tinh thần dân tộc và tâm lý bài Trung Quốc ở Việt Nam ngày càng gia tăng trước các tuyên bố đòi chủ quyền có tính chất quyết liệt của nước láng giềng phương bắc.

Tương tự như vậy, nhiều cuộc xuống đường cũng diễn ra tại Tokyo và Bắc Kinh liên quan tới tranh chấp lãnh hải giữa hai quốc gia ở biển Hoa Đông.

Trong khi đó, mới đây, ông Tom Donilon, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Barack Obama, cho rằng các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông sẽ trắc nghiệm cấu trúc an ninh và chính trị của khu vực.

“Chỉ có nỗ lực hòa bình, hợp tác và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế, mới có thể mang lại các giải pháp lâu dài, phục vụ mọi lợi ích của tất cả các nước tuyên bố chủ quyền cũng như các quốc gia khác tại khu vực quan trọng này”.
Tom Donilon, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Barack Obama, nói.

Trong bài phát biểu về chính sách của Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2013 tại Hội Á Châu, ông Donilon nói rằng các căng thẳng ở những vùng biển này là một thách thức đối với nền tảng hòa bình mà nhờ đó châu Á đạt được sự thịnh vượng như hiện nay, và những căng thẳng này đã gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.

Ông Donilon tái khẳng định lập trường trung lập của chính quyền Hoa Kỳ đồng thời phản đối mọi hình thức ép buộc và sử dụng vũ lực để đòi chủ quyền.

Cũng giống quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, ông Donilon nói: “Chỉ có nỗ lực hòa bình, hợp tác và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế, mới có thể mang lại các giải pháp lâu dài, phục vụ mọi lợi ích của tất cả các nước tuyên bố chủ quyền cũng như các quốc gia khác tại khu vực quan trọng này”.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nói tiếp: “Trung Quốc cũng cần tham gia tiến trình đó vì vị trí ngày càng phát triển của nước này trong nền kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc họ ngày càng cần an ninh hàng hải và tiến trình thông thương hợp pháp không bị cản trở, cũng giống như việc các doanh nhân và phụ nữ Trung Quốc cần một mạng Internet mở và an toàn”.

Bắc Kinh từng nhiều lần nhấn mạnh muốn giải quyết các tranh chấp ở biển Đông thông qua đối thoại song phương với các nước tuyên bố chủ quyền đồng thời phản bác giải pháp đa phương.

Tường thuật này sẽ được phát sóng trong chương trình của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 23/3 trên sóng trung bình 256mét41, tức 1,170 KHZ. Chương trình cũng được truyền trực tiếp trên mạng tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.

Các tường thuật đã phát trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':

‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’

Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?

Biển Đông ‘đánh thức’ tinh thần dân tộc của người Việt?

VOA Express

XS
SM
MD
LG