Các nước Đông Nam Á thuộc lưu vực sông Mekong ngày càng quay sang các con đập thủy điện để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về điện lực và phát triển kinh tế. Điều trớ trêu là xây dựng nhiều con đập dọc theo sông Mekong có thể tạo nhiều rủi ro trước mắt và dài hạn cho hàng chục triệu người sống ở hạ nguồn đang dựa vào con sông này để có thức ăn và kế sinh nhai.
Gần 70 triệu người ở lưu vực sông Mekong sống nhờ rất nhiều vào con sông này, trong đó nông dân và ngư dân chiếm đến 85% số dân này.
Trong chuyến đi vào mùa hè vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gọi sông Mekong là một “phép lạ” và là một nguồn sản xuất hiệu quả nhất thế giới.
Hạ nguồn sông Mekong chạy thoải mái từ Trung Quốc để ra biển. Nhưng khi chính phủ Lào loan báo xây dựng đập thủy điện đầu tiên tại Xayaburi thuộc vùng hạ nguồn sông Mekong, họ đã gây ra những quan tâm về tác động mà con đập có thể gây ra cho dòng sông sinh động này.
Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng chính phủ Lào sẽ giữ lời hứa là sẽ làm việc với các nước bên cạnh để giải quyết các mối quan tâm này, và Hoa Kỳ cũng động viên tất cả các bên cùng làm việc với nhau để thực hiện tầm nhìn chung, đó là biến lưu vực sông Mekong thành một khu vực kinh tế thịnh vượng, có công bằng xã hội và môi trường sinh sống tốt đẹp.
Hoa Kỳ thấu hiểu các con đập này quan trọng để quản lý các nguồn nước, phát triển kinh tế và sản xuất năng lượng tái tạo. Cùng lúc, kinh nghiệm ngay tại Hoa Kỳ cho thấy những tác động về mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà trải qua thời gian các dự án xây đập có thể mang lại.
Tầm mức và sự nghiêm trọng của những tác động do đập Xayaburi mang lại cho hệ sinh thái đang cung cấp lương thực và kế sinh nhai cho hàng chục triệu người vẫn chưa được rõ.
Hoa Kỳ đang làm việc để xây dựng năng lực cho nhân dân khu vực và khuyến khích các nước dọc theo sông Mekong hợp tác với nhau để hiểu rõ và hợp tác triển khai các nguồn lực này, nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên hệ.
Các tổ chức như Ủy ban Sông Mekong có thể đóng vai quan trọng để giúp các nhà lãnh đạo tiếp cận những kiến thức khoa học và kỹ thuật tốt nhất.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc để giúp Ủy ban Sông Mekong mạnh hơn, nhằm phục vụ cho tất cả người dân trong khu vực.
Mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là yểm trợ những quốc gia trong khu vực nào muốn mang lại một tương lai khá hơn cho nhân dân họ.
Cùng nhau làm việc, mọi người có thể thực hiện tầm nhìn chung cho khu vực, đó là biến lưu vực sông Mekong thành một khu vực có kinh tế thịnh vượng, có công bằng xã hội và môi trường sinh sống tốt đẹp.
* Bài xã luận 'Xây dựng các đập trên sông Mekong nên là một nỗ lực hợp tác' phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Gần 70 triệu người ở lưu vực sông Mekong sống nhờ rất nhiều vào con sông này, trong đó nông dân và ngư dân chiếm đến 85% số dân này.
Trong chuyến đi vào mùa hè vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gọi sông Mekong là một “phép lạ” và là một nguồn sản xuất hiệu quả nhất thế giới.
Hạ nguồn sông Mekong chạy thoải mái từ Trung Quốc để ra biển. Nhưng khi chính phủ Lào loan báo xây dựng đập thủy điện đầu tiên tại Xayaburi thuộc vùng hạ nguồn sông Mekong, họ đã gây ra những quan tâm về tác động mà con đập có thể gây ra cho dòng sông sinh động này.
Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng chính phủ Lào sẽ giữ lời hứa là sẽ làm việc với các nước bên cạnh để giải quyết các mối quan tâm này, và Hoa Kỳ cũng động viên tất cả các bên cùng làm việc với nhau để thực hiện tầm nhìn chung, đó là biến lưu vực sông Mekong thành một khu vực kinh tế thịnh vượng, có công bằng xã hội và môi trường sinh sống tốt đẹp.
Hoa Kỳ thấu hiểu các con đập này quan trọng để quản lý các nguồn nước, phát triển kinh tế và sản xuất năng lượng tái tạo. Cùng lúc, kinh nghiệm ngay tại Hoa Kỳ cho thấy những tác động về mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà trải qua thời gian các dự án xây đập có thể mang lại.
Tầm mức và sự nghiêm trọng của những tác động do đập Xayaburi mang lại cho hệ sinh thái đang cung cấp lương thực và kế sinh nhai cho hàng chục triệu người vẫn chưa được rõ.
Hoa Kỳ đang làm việc để xây dựng năng lực cho nhân dân khu vực và khuyến khích các nước dọc theo sông Mekong hợp tác với nhau để hiểu rõ và hợp tác triển khai các nguồn lực này, nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên hệ.
Các tổ chức như Ủy ban Sông Mekong có thể đóng vai quan trọng để giúp các nhà lãnh đạo tiếp cận những kiến thức khoa học và kỹ thuật tốt nhất.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc để giúp Ủy ban Sông Mekong mạnh hơn, nhằm phục vụ cho tất cả người dân trong khu vực.
Mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là yểm trợ những quốc gia trong khu vực nào muốn mang lại một tương lai khá hơn cho nhân dân họ.
Cùng nhau làm việc, mọi người có thể thực hiện tầm nhìn chung cho khu vực, đó là biến lưu vực sông Mekong thành một khu vực có kinh tế thịnh vượng, có công bằng xã hội và môi trường sinh sống tốt đẹp.
* Bài xã luận 'Xây dựng các đập trên sông Mekong nên là một nỗ lực hợp tác' phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.